GHI CHÚ TỪ HỒ SƠ LỊCH SỬ
T
rong những tháng cuối của Thế chiến thứ II, lúc Đức quốc xã sụp
đổ, một cuộc chiến mới đã bắt đầu giữa các bên Đồng minh: để cướp bóc
công nghệ của các nhà khoa học Đức. Một cuộc tranh tài giữa Anh, Mỹ,
Pháp và người Nga đều là vì lợi ích riêng của mỗi nước. Các bản quyền
phát minh bị đánh cắp: ống chân không mới, hóa chất và chất nhựa dẻo,
thậm chí cả phát minh thanh trùng sữa bằng tia cực tím. Song, rất nhiều bản
quyền phát minh đã mất hút xuống cái giếng sâu thẳm của những dự án
đen, ví dụ như Điệp vụ Chiến dịch ghim kẹp giấy, với hàng trăm nhà khoa
học nghiên cứu tên lửa V-2 phát xít đã được bí mật tuyển dụng và đưa vào
Mỹ.
Nhưng người Đức đã không chịu từ bỏ công nghệ của họ một cách dễ
dàng như thế. Họ cũng chiến đấu để bảo vệ bí mật với hy vọng hồi sinh Đế
chế thượng đẳng. Các nhà khoa học bị sát hại, các phòng thí nghiệm nghiên
cứu bị phá hủy, các bản vẽ giấu kín trong các ngăn kéo, nhấn chìm xuống
đáy hồ, chôn vùi trong các bản mật mã. Với mục đích tất cả là không để lọt
vào tay các nước Đồng minh.
Cuộc lùng kiếm trở nên nản chí. Có đến hàng trăm phòng thí nghiệm
nghiên cứu vũ khí của Đức quốc xã, rất nhiều nằm ngầm dưới đất, trải khắp
vùng đất đai của nước Đức, Áo, Tiệp, và Ba Lan. Một phòng thí nghiệm bí
hiểm nhất là một mỏ nằm ngoài một ngọn núi nhỏ của thị trấn Breslau.
Cuộc lùng kiếm tại địa điểm này có mật danh là “die Glocke” hoặc là “Cái
chuông”. Người dân quanh vùng này báo là họ thấy những ánh sáng lạ
cùng những căn bệnh và những cái chết bí hiểm.
Quân đội Nga đến mỏ này trước. Mỏ bị bỏ hoang. Tất cả sáu mươi hai
nhà khoa học tham gia vào dự án đã bị thủ tiêu. Còn chính thiết bị kia thì đã
biến mất tăm vào đâu đó chỉ có Trời mới biết.