TRẺ CÀNG CHƠI CÀNG THÔNG MINH - Trang 118

Bồi dưỡng kỹ năng:

Bồi dưỡng khả năng nhận thức về bản thân của trẻ thông qua các trò chơi,
nâng cao nhận tức bản thân hơn nữa.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 6 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Tấm bìa hình tròn lớn, và miếng giấy hình tròn nhỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

1. Mẹ chuẩn bị cho trẻ một tấm giấy bìa cứng hình tròn lớn, rồi đưa cho trẻ
nhiều miếng giấy hình các bộ phận cơ thể với dạng hình tròn nhỏ.

2. Mẹ chỉ vào miếng bìa hình tròn lớn nói: “đây là miếng bìa giống như
khuôn mặt của con. Cho mẹ hỏi nhé, trên mặt thì cái gì dùng để nhìn mọi vật
nhỉ?” Nếu trẻ không biết dùng miếng giấy hình tròn nhỏ làm đôi mắt, thì có
thể nhắc nhở hướng dẫn trẻ.

3. Rồi lại hỏi trẻ xem cái gì trên mặt dùng để ăn các thức ăn?

4. Mẹ và trẻ cùng trao đổi với nhau về các bộ phận trên khuôn mặt, cho trẻ
một chiếc gương để trẻ soi, nói cho trẻ biết là mắt thì mọc ở phía trên của
mũi, mũi nằm ở chính giữa. Nhớ là không được sắp xếp lại những gì trẻ đã
xếp để thể hiện khuôn mặt.

Lời khuyên

1. Dạy trẻ biết cách tưởng tượng về các bộ phận trên khuôn mặt của mình, cố
gắng không nói trực tiếp cho trẻ.

2. Mẹ không nên nhấn mạnh vào các chi tiết nhỏ như lông mày, lông mi, sau
khi trẻ đã lớn hơn thì tự nhiên có khả năng chú ý đến các chi tiết đó.

Phát triển trí tuệ

Khi mẹ chơi trò chơi dạy cho trẻ nhận biết về các bộ phận cơ thể, còn có thể
chơi trò “búp bê trong gương” cùng với trẻ:

3. Mẹ để cho trẻ ôm một búp bê vải xinh xắn, nói với trẻ: “thơm búp bê đi
con, ôm chặt búp bê nào”. Mẹ chỉ vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai
của búp bê, để trẻ nói tên các bộ phận mà mẹ chỉ vào là gì.

4. Mẹ còn có thể bế trẻ đứng trước gương, nói với trẻ: “trong gương kia cũng
có một búp bê đấy”. Và để trẻ tự chỉ vào các bộ phận trên khuôn mặt mình và
của búp bê.

117

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.