Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ khóc, các bà mẹ cũng nên dùng âm thanh tương tự để phản hồi lại,
trẻ sẽ nhanh chóng nín khóc. Trẻ sẽ lắng nghe xem rốt cục là mình khóc hay
người khác đang khóc.
2. Một lát sau, trẻ sẽ lại khóc lên vài tiếng để chứng thực xem có phải tiếng
của mình không, lúc này sẽ xuất hiện phát âm ngoài tiếng khóc.
3. Lúc này bố mẹ phải kịp thời nói chuyện với trẻ, đặc biệt là khi thay tã lót,
tắm, cho bú sữa, để khơi dậy cảm hứng và khả năng bắt chước của trẻ. Thông
thường lúc này trẻ sẽ khóc quấy, mẹ có thể vừa xoa nhẹ bụng trẻ, vừa nói
chuyện an ủi trẻ, như vậy trẻ sẽ nhanh chóng yên lặng trở lại.
Lời khuyên
1. Có khi trẻ không bằng lòng cũng sẽ khóc, nếu không lấy được đồ chơi,
chân bị quần áo gây cản trở cũng sẽ kêu lớn để có người đến giúp đỡ, lúc này
các mẹ nhất định phải kịp thời phản hồi lại trẻ.
2. Bố mẹ phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, hướng dẫn trẻ biết kêu gọi,
khiến cho trẻ phát ra các âm thanh khác nhau để thể hiện các yêu cầu khác
nhau. Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ há miệng để bắt chước phản hồi,
sau đó sẽ phát ra tiếng “u, ươ” nho nhỏ, đôi khi cao hứng lại phát ra âm thanh
“à, ơ” hoặc “a không”, các bà mẹ cũng có thể bắt chước, để trẻ phát ra âm
thanh hưởng ứng cao hơn, to hơn.
Phát triển trí tuệ
Khi trẻ phát âm hoặc khóc quấy, bố mẹ phải kịp thời phản hồi lại. Bởi vì tiếng
gọi của trẻ (phát âm) cũng giống như ngôn ngữ, nếu được bố mẹ lý giải và
phản ứng lại thì trẻ sẽ muốn gọi hơn và biểu đạt của trẻ sẽ ngày càng rõ ràng,
chính xác hơn.
Các bà mẹ phải hướng dẫn trẻ phát ra các âm thanh khác nhau, biểu đạt các
yêu cầu khác nhau, để trẻ có thể dùng âm thanh, tư thế và ngôn ngữ giao lưu
với mọi người.
HÁT CÙNG TRẺ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này có thể giúp trẻ phát triển thính giác đồng thời bồi dưỡng cảm
giác vui vẻ của trẻ, giúp trẻ xác định được vị trí nguồn âm thanh.
Độ tuổi thích hợp:
Trên 1 tháng tuổi.
11