4. Hình các chú cún con, chú thỏ con, chú mèo con, v.v… cũng chơi theo
cách như vậy.
5. Đợi sau khi trẻ đã quen với trò chơi này, mẹ có thể đổi vai, cho trẻ giấu
hình, còn mẹ đi tìm.
Lời khuyên
Số lượng hình ảnh có thể căn cứ vào khả năng ghi nhớ của trẻ để tăng lên
hoặc giảm đi.
Phát triển trí tuệ
Rèn luyện tính nhẫn nại cho trẻ, thông thường có thể bắt đầu từ những
phương diện sau:
1. Thực hiện nhiều vận động có tính quy tắc. Mỗi ngày tiến hành rèn luyện
vận động với một lượng nhất định, trẻ sẽ dần có được khả năng tự điều chỉnh.
2. Chơi nhiều đồ chơi thông minh. Tốt nhất cho trẻ chơi các đồ chơi có thể
phát triển trí tuệ cho trẻ, như xếp hình bằng gỗ, v.v… Ngoài ra, cắt dán giấy
cũng là một phương pháp tốt để bồi dưỡng tính nhẫn nại cho trẻ.
3. Cần chơi nhiều trò chơi mang tính tập thể. Các trò chơi này có thể khiến trẻ
có được thói quen tuân thủ nguyên tắc, có thể rèn luyện tính nhẫn nại và tinh
thần đoàn kết của trẻ.
AI CHẠY NHANH HƠN?
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện tập cho trẻ quy tắc về tính tích cực, sáng tạo, đồng thời giúp trẻ hiểu
được rằng các trò chơi kiểu thi đấu đều có cơ hội thắng thua, được hưởng
niềm vui từ những trò chơi mang tính thi đấu.
Độ tuổi thích hợp:
2 tuổi 9 tháng.
Chuẩn bị trò chơi:
Sân chơi rộng rãi ngoài trời, sách, quả bóng bàn.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bố mẹ đưa trẻ ra ngoài trời chơi, mẹ cùng trẻ thi chạy nhanh, bố làm trọng
tài.
2. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể chạy nhanh một chút, giành chiến thắng ở vòng
đầu tiên. Sau khi trẻ thấy mẹ thắng rồi, hỏi trẻ xem có yêu cầu gì để mẹ chạy
171