2. Hẹn chuông 9 giờ sáng, đó là thời gian trẻ đến trường tập thể dục và xem
sách.
3. Hẹn chuông 12 giờ, nói với trẻ đến ngồi ở trước bàn ăn, xếp bát đũa, chuẩn
bị ăn cơm trưa.
4. Hẹn 1 giờ chiều, để bé nghỉ ngơi một lúc, đắp chiếc khăn bông để ngủ trưa.
5. Hẹn 2 giờ chiều, đã đến giờ bé ngủ dậy, bắt đầu các hoạt động tự do.
6. Hẹn 4 giờ chiều, đến giờ bé đi học về, chuẩn bị về nhà cùng bố mẹ.
7. Hẹn 6 giờ chiều, bé chuẩn bị rửa tay, cùng ăn cơm tối với bố mẹ.
8. Hẹn 9 giờ tối, trẻ phải lên giường, nghe mẹ kể chuyện, sau đó đi ngủ.
Ngoài ra, mẹ có thể thử dạy trẻ một số từ ngữ liên quan đến thời gian như
“sau khi nghe xong câu chuyện này, con phải …” hoặc “đợi mẹ đi đổ rác về,
con …”, kết hợp các “từ chỉ thời gian” (như “trước khi …” hoặc “sau khi ….”
hoặc “khi …”) mà trẻ thường dùng với những sự việc mà trẻ quen thuộc, như
vậy trẻ sẽ nhanh chóng có được khái niệm về thời gian.
Lời khuyên
Cha mẹ phải hiểu rõ rằng, trẻ lúc này vẫn chưa có khái niệm về thời gian,
chưa có quan niệm đơn vị thời gian năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút v.v…
như của người lớn.
Phát triển trí tuệ Muốn dạy trẻ hiểu được khái niệm thời gian, bố mẹ có thể
làm như sau:
1. Dùng sự việc cụ thể biểu thị thời gian. Có thể dùng “buổi sáng sau khi ngủ
dậy ….”, “buổi trưa …”, “buổi tối/trước khi đi ngủ” để biểu thị sự việc cụ thể,
như “buổi sáng sau khi ngủ dậy phải uống một cốc sữa”.
2. Cố ý sử dụng các từ ngữ về thời gian. Dạy trẻ học các sử dụng từ ngữ về
thời gian, có thể làm tăng chú ý về thời gian cho trẻ, như “năm nay con hai
tuổi rồi, năm sau là ba tuổi đấy nhé”, “ngày mai là thứ Sáu, chúng ta phải đến
nhà của chị chơi”, v.v…
3. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ hiệu quả. Tư duy của trẻ đều là hình tượng hóa,
bố mẹ có thể ở cùng trẻ, hình tượng hóa, cụ thể hóa những con số trên đồng
hồ, như dán hình bát mì ở phần 7 giờ, biểu thị là 7 giờ phải ăn sáng.
TRƯỚC VÀ SAU
Bồi dưỡng kỹ năng:
Dạy trẻ biết thêm khái niệm phương hướng, nhận biết chính xác và phân biệt
174