sáng.
2. Trước khi luyện đại tiểu tiện cho trẻ, mẹ có thể dùng một số đồ chơi thú vị,
ví dụ như các chậu tiểu tiện có vẻ ngoài bắt mắt, có nhiều chức năng dành cho
trẻ, làm tăng hứng thú cho trẻ, để giúp trẻ có thể lý giải được về mặt tư tưởng,
thích và chấp thuận về mặt hành động, từ đó dần dần tự giác học cách đại tiểu
tiện.
3. Trước khi đại tiểu tiện, mẹ bế trẻ lên, cho trẻ tựa vào ngực mình, đặt chậu
vệ sinh của trẻ lên trên ghế, sau đó dùng hai tay đỡ lấy hai chân trẻ, cuối cùng
si trẻ để ra hiệu cho trẻ thực hiện.
4. Sau khi trẻ tiểu tiện xong, mẹ nhẹ nhàng nói với trẻ “Con ngoan lắm, cừ
lắm”. Biểu dương trẻ như vậy sẽ tạo cho trẻ ý thức “làm như vậy sẽ khiến cho
mẹ vui lòng”.
Lời khuyên
1. Nếu trẻ ngủ hoặc cơ thể duỗi về phía sau thì đó là dấu hiệu trẻ không có ý
muốn đại tiểu tiện nữa.
2. Bố mẹ phải nhẫn nại, đại đa số trẻ được rèn luyện trước khi tròn 1 tháng
đều có thể “xin đi tè”.
Phát triển trí tuệ
Nhắc đến trò chơi này, hiện nay có rất nhiều các mẹ trẻ đều cho rằng: có quần
tã giấy và miếng tã chống thấm, nên không cần lãng phí thời gian và tâm sức
để cho trẻ đi tè và đi đại tiện. Nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng: Cho trẻ đại
tiểu tiện đúng giờ sẽ rất có lợi cho sự phát triển sức khỏe của trẻ.
Nếu bố mẹ sợ mất thời gian mà cho trẻ đóng tã quần cả ngày, trẻ sẽ không tự
ý thức được việc đi tiểu tiện. Như vậy khi lớn, trẻ sẽ không nhận biết được
chậu tiểu, cũng không nhận biết được nhà vệ sinh, trẻ lúc nào cũng phải mang
quần tã giấy nặng nề, gây cản trở khi đi lại, thậm chí có trẻ đến khi đi học
mẫu giáo cũng không biết đi nhà vệ sinh thế nào, mất khả năng tự đại tiểu
tiện.
Đồng thời, thực nghiệm liên quan còn chứng minh: Trẻ “xin đi tè” sẽ biết
nịnh mẹ hơn trẻ chỉ chuyên mặc tã quần, khi “xin đi tè” cho dù không muốn
tè cũng rặn ra vài giọt, đồng thời còn có ý thức phối hợp với động tác và ngôn
ngữ của bố mẹ.
TẮM TÁP SẢNG KHOÁI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Nâng cao khả năng điều chỉnh phối hợp vận động của cơ thịt.
20