TRẺ CÀNG CHƠI CÀNG THÔNG MINH - Trang 48

không nên để khách tiến lại gần trẻ, mà nên cho trẻ có cơ hội quan sát lời nói
và cử chỉ của khách.

2. Đợi đến khi trẻ quan sát và thích ứng, hãy thử bế trẻ lại gần khách, lúc này
người khách thỉnh thoảng mỉm cười với trẻ, nhưng không tiếp xúc và lại gần
trẻ, để trẻ từ từ xóa bỏ tâm lý cảnh giác, phòng bị.

3. Khi khách chào ra về, mẹ chỉ yêu cầu trẻ “chào tạm biệt” là được, người
khách cũng không tiếp xúc lại gần trẻ.

4. Lần thứ hai hoặc lần thứ ba khi chào tạm biệt khách, khách có thể lấy một
món đồ chơi nhỏ đưa cho trẻ. Nếu trẻ thích thú, khách có thể thử đưa đồ chơi
cho trẻ chơi, sau khi trẻ chơi được một lúc thì quan sát xem trẻ có đồng ý cho
mình bế hay không rồi mới thực hiện các động tác tiếp xúc với trẻ.

Lời khuyên

Mẹ phải hiểu và lý giải được ý thức bảo vệ bản thân của trẻ, phải cho trẻ học
cách từng bước tiếp xúc với người lạ.

Khi khách bế trẻ, mẹ nhất định phải theo sát bên cạnh, tốt nhất là nói chuyện
và chơi đùa cùng trẻ, để cho trẻ biết rằng mẹ lúc nào cũng luôn ở bên cạnh
đón nhận trẻ.

Phát triển trí tuệ

Trẻ trong giai đoạn này bám quấn lấy bố mẹ là hiện tượng bình thường, muốn
cho trẻ tiếp nhận người khác phải cẩn trọng và có một quá trình. Do đó, mẹ
phải thường xuyên cho trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động, cho trẻ tiếp xúc
với các trẻ xung quanh và người lạ. Như vậy có thể làm giảm cảm giác trốn
tránh tiếp xúc với người lạ của trẻ, cho trẻ học cách giao lưu với mọi người
một cách thuận lợi hơn.

TỰ CẦM BÁNH VÀ NHAI

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học nhai, rèn luyện chân răng, giúp cho răng sữa mọc thuận lợi hơn.

Độ tuổi thích hợp:

5 đến 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Bánh quy dạng que.

Phương pháp và các bước thực hiện:

1. Đưa cho trẻ một bánh quy dạng que, mẹ cũng lấy một cái.

47

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.