Lời khuyên
1. Trong cuộc sống, cần tạo dựng cho trẻ nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể
khác nhau, để trẻ có thể có nhiều cơ hội hiểu được hàm nghĩa của các từ như
“cảm ơn”, “tạm biệt”…. để giúp trẻ biết nói sớm.
2. Khi trẻ biết nói “cảm ơn”, ông bà, bố mẹ có thể thông qua động tác để dạy
trẻ biết khoát tay cung kính, thực hiện các hoạt động để biểu thị sự cảm ơn
hoặc chúc tết người khác. Như vậy có thể khiến trẻ học được các động tác kết
hợp chính xác với lời nói, khiến trẻ tăng thêm mong muốn giao tiếp với người
khác.
Phát triển trí tuệ
Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ phải luôn luôn nắm lấy cơ hội để bồi dưỡng
kỹ năng giao tiếp với người khác cho trẻ. Trong quá trình này, mẹ phải đưa ra
yêu cầu đối với hành vi của bản thân trẻ, đưa ra những hướng dẫn và làm mẫu
cụ thể cho lời nói, đồng thời phải làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Bởi vì,
thường ngày, ngữ điệu và tình cảm của người lớn trong nhà có quan hệ rất lớn
đến sự phát triển ngôn ngữ và biểu hiện tình cảm ở trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng:
Làm tăng độ nhạy cảm trong động tác của trẻ, chuẩn bị cho trẻ biết trườn và
biết bò; luyện tập cho trẻ vận động toàn thân, luyện tập khả năng phối hợp
giữa các động tác; rèn luyện sự thống nhất cảm giác ở trẻ, thúc đẩy sự phát
triển của đại não và tiền đình.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm, đồ chơi (xe ô tô nhỏ, quả bóng nhỏ).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trước tiên để trẻ nằm ngửa trên thảm bằng phẳng, dùng một đồ chơi dễ
thương (như xe ô tô nhỏ) để thu hút sự chú ý của trẻ, thu hút ánh mắt của trẻ.
2. Mẹ đẩy chiếc xê ô tô đồ chơi ra cách trẻ một đoạn nhỏ, để trẻ với lấy. Trẻ
rất muốn quay người sang phải để với tay lấy, nhưng không được.
3. Trẻ lăn hẳn người sang nhưng vẫn chưa được, lúc này mẹ nói “lăn thêm
một vòng nữa đi con”, chỉ vào chiếc xe ô tô để trẻ lăn thêm một vòng 360 độ
nữa với lấy chiếc xe.
4. Sau khi luyện tập một vài lần, mẹ có thể thay đồ chơi khác (bóng nhỏ). Khi
62