TRẺ CÀNG CHƠI CÀNG THÔNG MINH - Trang 67

nghịch giày dép của mẹ, và còn biết xỏ thử vào để đi. Đó là vì trẻ rất hiếu kì,
thích khám phá. Ở giai đoạn này, mẹ càng không cho trẻ chạm vào thứ gì thì
trẻ càng thích chạm vào, cho nên mẹ không nên có ý ngăn cản, đợi khi trẻ
chơi chán rồi sẽ không chơi nữa.

NHẬN BIẾT CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học cách nhận biết tên gọi, vị trí và tác dụng của các bộ phận cơ thể; để trẻ
nhận biết chính xác các bộ phận, phát triển nhận thức của bản thân trẻ; bồi
dưỡng khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng biểu đạt và trí nhớ cho
trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

9 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Hình vẽ các bộ phận cơ thể, ba hình về bộ mặt và các thẻ về các bộ phận trên
khuôn mặt, một chiếc gương.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Mẹ ngồi đối diện với trẻ, vừa hát[1] vừa chỉ vào các vị trí bộ phận của mình
tương ứng theo lời bài hát, sau đó đọc lại một lượt. Đồng thời nắm lấy tay trẻ
chỉ vào vị trí các bộ phận tương ứng của trẻ. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi
trẻ biết tự mình chỉ vào các bộ phận cơ thể thì thôi.

[1] Có thể mẹ tự sáng tác lời làm sao có các từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt là
được.

1. Mẹ và trẻ vừa vỗ tay vừa nói: “Đôi mắt, đôi mắt ở đâu nào?”

2. Trẻ vừa vỗ tay vừa nói: “Đôi mắt, đôi mắt ở đây này”. (đến phần vỗ tay
cuối cùng, tự tay chỉ vào đôi mắt của mình).

3. Chỉ vào mũi, vào miệng, v.v…, cách làm cũng tương tự như vậy.

Lời khuyên

Thứ tự để trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể: đầu tiên là mắt, tai, miệng,
mũi, tay, chân, sau đó mới biết bụng, mông, và cuối cùng là vai, đầu gối,
v.v…

Phát triển trí tuệ

Trẻ không chỉ nhận biết được các giác quan, mà còn có thể nhận biết được các
bộ phận trên cơ thể như rốn, lỗ tai, móng tay, v.v…, cho nên khi dạy trẻ,

66

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.