TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 182

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

Nếu ta chỉ biết chăm chăm thỏa mãn những ham muốn bản thân, rất có thể ta sẽ trở thành kẻ hời hợt, tham lam, cả tin

hoặc ngốc nghếch. Mưu cầu hạnh phúc một cách mù quáng có thể khiến ta không nhận ra những vấn đề nghiêm trọng

hoặc vô cảm trước nỗi đau của người khác. Suy cho cùng, cuộc sống luôn tồn tại hai thái cực sướng vui và khổ đau.

Tình yêu và tiếng cười là một phần của cuộc sống, nhưng bên cạnh đó còn đau đớn và bất hạnh. Chối bỏ những khía

cạnh tiêu cực của cuộc sống chính là lấp liếm đi một phần ý nghĩa quan trọng lớn của đời người.

Nhà viết kịch Tennessee Williams hiểu rõ điều này. Trong một buổi phỏng vấn, khi được hỏi hạnh phúc là gì, ông đáp:

“Là sự vô cảm, tôi đoán vậy.”

Các nghệ sĩ vĩ đại hay tìm cách cảnh tỉnh con người – hoặc đánh thức lương tâm – bằng cách nhắc ta nhớ đến những

khía cạnh đau buồn trong cuộc sống. Sau cuộc đánh bom vào nhà thờ Tin lành trên đường số 16 năm 1963 – một cuộc

tấn công do đảng kỳ thị chủng tộc 3K ở Birmingham thực hiện khiến bốn thiếu nữ thiệt mạng – nghệ sĩ chơi kèn

saxophone John Coltrane đã sáng tác “Alabama”, một nhạc phẩm không lời thể hiện nỗi thống khổ và bi thương mà

ngôn từ không thể nào diễn đạt hết.

Thi ca cũng khơi dậy trong ta nhiều xúc cảm trước những thực tế buồn. Thi sĩ người Anh thế kỷ XVII Robert Herrick

đã viết: “Hãy ngắt lấy nụ hồng khi vừa kịp hé / Hãy níu thời gian xưa khi trôi vụt qua tay / Và đóa hoa đang hàm tiếu

hôm nay / Ngày mai đến sẽ tàn phai hấp hối.”

Shakespeare cũng thể hiện cảm xúc tương tự trong tác phẩm Cymbeline: “Những cô gái và chàng trai đang rạng rỡ

xuân thì / Rồi phải đến ngày tan thành tro bụi.”

Lịch sử đã chứng minh các bậc kỳ tài thường u sầu. Chẳng hạn như tác giả Ernest Hemingway và Virginia Woolf, hai

nhà soạn nhạc Rossini và Mahler, chính khách Lincoln và Churchill, họa sĩ kỳ tài Michelagelo và Gauguin, triết gia

Schopenhauer và Kierkegaard.

Năm 1890, sau một thời gian dài chống chọi với cảm giác vô dụng, danh họa Vincent Van Gogh một mình tha thẩn ra

cánh đồng phía Bắc nước Pháp, rút súng lục tự bắn vào bụng mình. Hai ngày sau ông qua đời ở tuổi 37. Trong hai năm

cuối đời, bất chấp cuộc đời đầy ảm đạm, ông vẫn hoàn thành hơn 200 bức họa, rất nhiều trong số đó đã trở thành kiệt

tác.

Nhà soạn nhạc người Đức, Handel, sau nhiều năm thống trị thế giới âm nhạc thời bấy giờ đã lâm vào cảnh bần cùng,

sức khỏe suy kiệt, tinh thần suy nhược nghiêm trọng. Từ vực buồn sâu thẳm, ông vẫn hoàn thành kiệt tác “Messiah”.

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Beethoven tuy vô cùng ức chế với bệnh điếc và những hạn chế về sức khỏe, ông

vẫn tạo ra những nhạc phẩm bất hủ, trong đó phải kể đến Bản giao hưởng số 5, vở opera duy nhất Fidelio, các bản tứ

tấu đàn dây, Bản giao hưởng số 9 với phần lời trong chương cuối được lấy từ bài “Ode to Joy” (Khúc Hoan Ca).

Dĩ nhiên không phải thiên tài nào cũng mang tâm trạng u sầu, và không phải tâm hồn phiền muộn nào cũng sáng tạo.

Tôi không có ý lãng mạn hóa chứng sầu bi muôn thuở – một căn bệnh thường khiến con người ta yếu đuối. Nhưng nếu

không có sầu khổ thì ta sẽ không cảm nhận được niềm hân hoan, cũng như phải trải qua đêm dài thì mới thấy bình

minh đang tới. Những nốt trầm của cuộc đời là lẽ tự nhiên và thậm chí còn là điều quý giá. Làm sao có thể nhận biết

được những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời nếu không nhìn lại thời kỳ đau khổ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.