nhân viên ở quầy vô cùng thân thiện, kiên nhẫn nghe tôi hỏi bằng
tiếng Anh:
- Excuse me! What time is the bus to Kongju?
(Xin lỗi, bác cho con hỏi giờ của xe buýt đến Kongju?)
- No… English… No! No! Yes! Go there there… – Bác nhân viên
không biết tiếng Anh cố gắng trả lời tôi.
Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng khi sang Hàn mà một ch tiếng Hàn
cũng không biết. Cuộc sống sau này của tôi phải làm thế nào đây?
Lòng tôi đầy nh ng tò mò, lo lắng nhưng tôi t trấn an mình: “Thôi
cứ kệ, mình cứ ‘enjoy’ đã”. Sau này tôi mới biết, rất ít người Hàn
tầm trung niên có thể sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, người trẻ Hàn
Quốc lại nói tiếng Anh rất siêu và khá t tin sử dụng ngôn ng này
khi giao tiếp với người nước ngoài.
Ngồi trên xe buýt đi từ sân bay về trường, tôi bắt đầu cảm thấy tò
mò về Hàn Quốc, nơi tôi sẽ gắn bó, học tập và sinh sống trong
nh ng năm sắp tới. Tôi vẫn không thể chợp mắt trong suốt chặng
đường nhưng lại không hề có cảm giác mệt mỏi mà chỉ thấy mình
tràn đầy năng lượng. Tôi ngắm từng hàng cây, con phố, nh ng tòa
nhà chọc trời, nh ng khu chung cư cao cấp… Đi ra khỏi vùng trung
tâm một chút, bắt đầu xuất hiện các nhà máy sản xuất, tòa nhà văn
phòng rồi đến nh ng cánh đồng và núi cao trùng điệp. Có thể bạn
hơi bất ngờ khi biết rằng 70% diện tích đất liền ở Hàn Quốc là đồi
núi.
Tối hôm đó, tôi bắt đầu tìm đọc các bài viết về s phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội... của Hàn Quốc. Tôi đọc được bài viết Cô bán hàng
m phẩm ở Seoul: Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con
người Hàn Quốc trên blog Tony buổi sáng. Trong đó có đoạn:
“Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ
dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và
đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ.
Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời