vi đạo đức, là một hành vi sáng tạo, hành vi tự do: những quyết định của ý
thức đạo đức không dựa theo một tôn chỉ thường nghiệm nào hết, và cũng
không lấy mẫu ở một quy luật có sẵn nào hết. Đó là ý nghĩa của danh từ
tiêu biểu: nó chỉ là một cách diễn tả nguyên tắc đạo đức mà chúng ta đã gặp
nhiều lần trên kia: “Anh hãy hành động làm sao để tôn chỉ hành động của
anh có thể được coi là quy luật phổ quát cho mọi người”.
Nói một cách đơn giản thì niệm tưởng là cái khuôn ta ướm vào những vật
liệu, và kết quả là ta có những đối tượng, còn tiêu biểu là cái khuôn (quy
luật phổ quát khách quan) ta ướm vào hành động ta sẽ làm, và kết quả là
hành động của ta đáng được coi như quy luật của mọi người, bởi vì nó hoàn
toàn thích ứng với quy luật đạo đức phổ quát
. Tóm lại ý nghĩa của chữ
tiêu biểu là: đứng trước mỗi quyết định hành động, ta phải lấy cái quy luật
đạo đức phổ quát làm mẫu mực và quy tắc cho hành động của ta: có thế tôn
chỉ hành động của ta mới thích ứng với quy luật đạo đức.
B. NHỮNG ĐỘNG LỰC CỦA LÝ TRÍ THỰC HÀNH.
Tại sao ta lại phải thi hành những mệnh lệnh của ý thức đạo đức ? Tất
nhiên ta không làm dưới sức thúc đẩy của những quyền lợi và hạnh phúc:
làm như thế hành vi đạo đức của ta sẽ mất giá trị vì đã được quyết định bởi
những duyên có (motifs), mà duyên cớ thì được tượng trưng bởi những đối
tượng thường nghiệm. Đối với Kant, động lực của hành vi ta phải là một
động lực đạo đức. Và vấn đề ở đây là nghiên cứu xem “do cách nào mà quy
luật đạo đức có thể trở thành một động lực cho hành vi của ta”
.
Trước hết ta biết ý chí thuần túy quyết định hành động đạo đức chiếu
theo quy luật phổ quát, chứ không dựa theo một sự kiện thực nghiệm nào.
Kant gọi đây là khía cạnh tiêu cực của động lực: nó bắt ta tuyệt nhiên không
được dựa vào sức thúc đẩy của tình cảm, và chỉ dựa vào lý trí. Tuy nhiên,
quy luật đạo đức phổ quát còn khía cạnh tích cực rất đáng kể nữa: trong khi
ý chí ta quyết định một cách ngay chính, thì các xu hướng và bản năng
trong con người chúng ta ra sức tranh đấu để có tiếng nói trong sự quyết
định kia và hy vọng được thỏa mãn phần nào. Nhưng ý thức đạo đức thẳng
tay gạt chúng ra một bên vì tôn kính quy luật đạo đức. “Niềm tôn kính đối