sàm ngôn gây nên”, quả thực không phải là lời nói bừa. Trẫm thường
âm thầm đề phòng, lấy đó để ngăn chặn sàm ngôn vu tội phát sinh,
vẫn lo còn chưa tận tâm tận lực, hoặc là còn chưa phát hiện được đầu
mối. Sách sử đời trước nói: “Mãnh thú ở núi rừng, vì thế không ai dám
đến hái rau dại; trung thần nắm triều chính, bọn gian tà tiểu nhân vì
thế dừng mưu mô hoạt động”. Đây quả thực là kỳ vọng của trẫm đối
với các khanh.
Ngụy Trưng nói:
− Sách “Lễ ký” nói: “Ở chỗ người khác không nhìn thấy cũng
phải cẩn thận, ở lúc người khác không nghe thấy cũng phải thận
trọng”. “Kinh Thi” nói: “Người quân tử bình dị dễ gần, không được
tin sàm ngôn. Sàm ngôn rất không công chính, chỉ khiến thiên hạ rối
ren”. Ngoài ra Khổng Tử “ghét tài ăn nói biện bác chỉ làm nước nhà
diệt vong”, hẳn là vì thế mà nói. Thần từng khảo sát những người trị
nước từ xưa đến nay, nếu nghe lời sàm ngôn vu hãm, tàn hại bề tôi
trung lương bừa bãi ắt sẽ dẫn đến nước nhà diệt vong, tông miếu trở
thành hoang phế, chợ búa trở nên vắng vẻ. Hy vọng bệ hạ đặc biệt cẩn
thận với chuyện này.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười sáu, Thái Tông nói với Gián nghị đại
phu Chử Toại Lương:
− Khanh chủ trì việc ghi chép, gần đây ghi lại những việc làm
của trẫm là tốt hay xấu?
Chử Toại Lương đáp:
− Thiết lập sử quan, nhà vua làm việc phải ghi chép lại. Làm việc
tốt phải ghi, có lỗi lầm cũng không được tránh.
Thái Tông nói:
− Hiện trẫm đang nỗ lực làm ba việc, cũng là mong muốn sử
quan không đến nỗi ghi lại lỗi lầm của trẫm. Một là thẩm tra những sự