thì nên giữ lòng lo sợ, hy vọng bệ hạ đáp ứng nguyện vọng tốt đẹp của
Ngụv vương.
Thái Tông nói:
− Trẫm hầu như đã không suy xét kỹ lưỡng nên đã phạm sai lầm
lớn.
Rồi lệnh cho Ngụy vương Thái trở về phủ đệ ban đầu.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười bảy, Thái Tông nói với các thị thần:
− Việc đau đớn nhất trong tình cảm của con người không gì hơn
là cha mẹ qua đời. Bởi vậy Khổng Tử nói: “Phục tang cho cha mẹ ba
năm là tang kỳ thông thường trong thiên hạ, trên từ thiên tử dưới đến
trăm họ đều như vậy”. Lại nói: “Không chỉ là Ân Cao Tông, người
xưa đều như thế”. Các đế vương cận đại dùng chế độ tang kỳ lấy ngày
thay cho tháng của Hán Văn Đế là đã vi phạm nguyên tắc của lễ. Hôm
qua trẫm đọc thiên “Phục tam niên tang” trong sách “Trung luận” của
Từ Hàn, nội dung bài viết thuyết lý rất tường tận. Thật tiếc là không
sớm đọc bộ sách này, khi ấy tang lễ cử hành cho cha mẹ thật là quá tùy
tiện đơn giản. Nay chỉ có thể quy tội cho chính mình, trách chính
mình, hối hận không kịp.
Thế rồi khóc rất lâu.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười tám, Thái Tông nói với các thị thần:
− Bề tôi đối với vua luôn là thuận theo ý chỉ, nói năng dễ nghe để
lấy lòng. Nay trẫm muốn nghe lỗi lầm của mình, các khanh đều có thể
phát biểu ý kiến đúng sự thực.
Tán kỵ thường thị Lưu Ký đáp:
− Bệ hạ mỗi lần bàn luận việc với các đại thần và khi có người
dâng tấu sớ, vì ý kiến của họ không hợp ý bệ hạ nên đôi khi truy vấn