nhớ được, càng làm cho nảy sinh điều trí trá phạm pháp, chẳng hạn
muốn thoát tội thì áp dụng điều khoản dùng hình nhẹ, nếu muốn cấu
thành tội trạng thì áp dụng điều khoản dùng hình nặng. Nhiều lần thay
đổi pháp lệnh quả thực không có lợi cho đạo trị nước, cần phải thẩm
định kỹ pháp lệnh, không được có điều khoản trùng lặp.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười một, Thái Tông nói với các thị thần:
− Các mệnh lệnh, văn cáo triều đình ban ra nếu không cố định lâu
dài thì lòng người sẽ mê hoặc không hiểu, gian trá sẽ càng phát sinh.
“Chu dịch” nói: “Hoán hãn kỳ đại hiệu”, nghĩa là ra hiệu lệnh giống
như cơ thể đổ mồ hôi, đã ra rồi thì không thu hồi được nữa. Ngoài ra
sách “Thượng thư” nói: “Ra lệnh phải cẩn thận, lệnh ra phải thực hiện,
không được sửa đổi”. Vả lại Hán Cao Tổ chính sự bận rộn, thời gian
không đủ; Thừa tướng Tiêu Hà lại xuất thân tiểu lại, pháp lệnh do bọn
họ lập ra mà còn có thể coi là đầy đủ. Nay phải suy ngẫm kỹ càng đạo
lý này, không được khinh suất ban hành chiếu lệ, phải thẩm tra quyết
định, làm khuôn mẫu vĩnh viễn.
✽✽✽
Trưởng Tôn hoàng hậu lâm bệnh, ngày càng gần kề cái chết.
Hoàng Thái tử bẩm với Hoàng hậu:
− Mọi thứ thuốc hay đều đã dùng hết mà quý thể của mẫu hậu
vẫn không thấy khỏe lại, con xin với phụ hoàng xá miễn cho tội phạm,
kêu người xuất gia thờ Phật để mong được thần linh phù hộ ban phúc.
Hoàng hậu nói:
− Sống chết do mệnh, sức người không can dự vào được. Nếu
làm việc thiện mà được thọ lâu thì ta chưa bao giờ làm điều ác; nếu
làm việc thiện không có hiệu quả thì làm gì có phúc để mà cầu? Xá
miễn tội phạm là việc lớn của nước nhà, mà bản thân Phật giáo, Hoàng