THẬN TRỌNG VỚI LỜI NÓI
N
ăm Trinh Quán thứ hai, Thái Tông nói với các thị thần:
− Trẫm hàng ngày thiết triều, muốn nói một câu thì phải cân nhắc
xem câu nói đó có ích cho thiên hạ hay không, vì thế không dám nói
nhiều.
Cấp sự trung kiêm Tri khởi cư sự Đỗ Chính Luân tấu:
− Lời nói và việc làm của nhà vua đều phải ghi lại, lời nói ra
được ghi lại tại nơi ở. Chức vụ của thần là ghi lại lời nói và việc làm
của vua, không dám không tận trung. Bệ hạ nếu có một câu vi phạm
đạo lý thì sẽ tổn hại thánh đức nghìn vạn năm chứ không chỉ bây giờ
có hại cho trăm họ. Mong rằng bệ hạ nói cẩn thận.
Thái Tông rất mừng, ban cho ông trăm đoạn lụa.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ tám, Thái Tông bảo các thị thần:
− Nói là việc trọng đại của người có đức hạnh, nói lẽ nào là việc
dễ dàng? Trăm họ bình thường nói ra một câu không tốt thì có người
ghi lại, trở thành nỗi sỉ nhục và tổn hại của người đó. Huống hồ là bậc
quân chủ của một nước, không thể nói chuyện có sai lầm. Trẫm
thường xuyên lấy đó làm cảnh giới. Tùy Dạng Đế lần đầu đến cung
Cam Tuyền, nước suối đá núi rất hợp ý, nhưng lại trách cứ không có
đom đóm, bèn hạ lệnh: “Bắt một vài con về chiếu sáng ban đêm trong
cung”. Quan chủ quản bèn phái mấy nghìn người đi bắt, mang về năm
trăm rương đom đóm vào cung. Việc nhỏ còn mê lầm như vậy huông
hồ là những việc lớn?