Chi phí học đại học, nhà cửa, đồ dùng, thậm chí chi
phí khí đốt cũng đủ đẩy một người tiết kiệm lâm vào
nỗi tuyệt vọng. Khi chứng kiến con bạn đưa ra những
quyết định đáng ngờ về tiền bạc, bạn muốn lao vào
khuyên bảo, thậm chí có thể là trách mắng. Nhưng
bạn đừng làm thế.
Đây là giai đoạn nhạy cảm trong mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái. Nên nhớ rằng con bạn nhận thức sâu sắc về khả năng
dễ dàng bị thất bại trên con đường dẫn tới sự thành công của mình ra
sao. Vì vậy, trẻ trông chờ vào những tín hiệu với việc cha mẹ tin rằng
chúng có những thứ cần thiết để tạo dựng cuộc sống của riêng mình.
Nếu bạn liên tục nhắc nhở con cái rằng mình đã vất vả thế nào để tiết
kiệm tiền cho chúng ăn học, hoặc mọi thứ đắt đỏ ra sao, hoặc bạn nghĩ
thế nào về những quyết định dở tệ mà trẻ đưa ra, chúng sẽ hoàn toàn
dừng việc nói cho bạn biết về những quyết định đó. Và đó là lúc trẻ gặp
rắc rối thực sự. Chúng cần sự thẩm định và những ý tưởng tốt về việc tiết
kiệm tiền bạc, nhưng trẻ cũng cần bạn để chúng mắc phải một vài sai
lầm ngu ngốc và khích lệ trẻ khi chúng sửa những sai lầm đó.
Người tiêu xài không gặp khó khăn trong việc tiêu
tiền cho con cái. Thay vào đó, bạn biết khi nào thì
nên dừng lại. Điều quan trọng là bạn hãy để con tự
đưa ra những lựa chọn về tiền bạc và đón nhận kết
quả từ những lựa chọn đó. Chúng tôi biết có nhiều
người tiêu xài cứu con cái thoát khỏi cảnh túng quẫn
về tài chính. Mục đích của cha mẹ có vẻ tốt nhưng họ
có nguy cơ làm hỏng con cái khi chúng cần bắt đầu đứng trên đôi chân
của chính mình.
Có những thời điểm việc giúp đỡ con cái là hành động đúng đắn.
Nếu bạn có thể giúp con cái tránh được món nợ nặng nề bằng việc
thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng, trả cho chúng và rồi sau mấy tháng trẻ
sẽ hoàn trả lại bạn. Trẻ cần tiền thuê nhà cho những tháng đầu và tháng
141