Giống như nhiều cuộc trò chuyện về tiền bạc, tài
khoản và thanh toán, bạn cần khai thác đặc tính
dùng tiền của người viển vông để giúp con cái tìm
cách tránh và xử lý được nợ nần.
Không phải lúc nào người viển vông cũng biết
mình mắc nợ. Nếu biết, họ sẽ không thực sự cho đó
là một vấn đề, vì nợ nần không tạo ra nhiều căng
thẳng cho người viển vông. Nhưng nếu đặc tính dùng tiền thứ cấp của
trẻ là một người tiết kiệm hoặc người tìm kiếm sự an toàn, có thể chúng
sẽ cảm thấy choáng ngợp và không biết phải làm gì với món nợ đó. Vì
vậy, bạn hãy sử dụng những kỹ năng vốn có thuộc đặc tính dùng tiền đó
và những ý tưởng được liệt kê phía trên để giúp trẻ lập ra một kế hoạch.
Đối với người tiết kiệm, nợ là một từ xấu. Họ không
chỉ tự tránh từ đó cho bản thân, mà họ còn có xu
hướng phán xét người đang mang một món nợ khổng
lồ. Với bạn vấn đề sẽ được nhân đôi nếu bạn thấy con
mình mắc nợ trong mấy năm đầu sống xa nhà.
Vì vậy, hãy chú ý đến xu hướng phán xét đó. Có
thể bạn cảm thấy thất vọng khi con không có đủ tiền
tiết kiệm hoặc có vẻ chúng chi nhiều hơn thu. Nhưng làm con cái xấu hổ
sẽ không khiến cho món nợ biến mất. Điều đó sẽ chỉ khiến trẻ xa lánh
bạn hơn. Thay vào đó, hãy nói về những lý do khiến trẻ rơi vào tình
trạng nợ nần. Có thể ở một chừng mực nào đó, bạn thấy điều đó hơi khó
tránh – trẻ phải dùng tiền của mình để sửa xe và kết cục là cần vay số
tiền lớn hơn trong kế hoạch. Hoặc do trẻ chưa hiểu rõ cách lập ngân
sách và chúng thực sự cần sự giúp đỡ của bạn.
Hãy cùng thực hiện với trẻ theo cách mà chúng muốn – lập ngân
sách, cân đối thu chi, xây dựng kế hoạch tiết kiệm. Nếu trẻ không cần sự
giúp đỡ của bạn, hãy giữ cánh cửa giao tiếp rộng mở bằng cách cho trẻ
thấy là bạn tin chúng có thể làm được. Và bạn cũng nên nhớ rằng trừ khi
trẻ cũng có đặc tính của người tiết kiệm, chắc chắn bạn muốn con cái
158