G
24
Mục tiêu cho lứa tuổi từ 18 trở lên
iống như phần lớn các vấn đề khác trong giai đoạn khởi đầu này
của con cái, hiện tại chính là thời điểm bạn chuyển giao mục tiêu
đặt ra cho con cái. Vì thế, thay vì giúp con đặt ra các mục tiêu
định hướng hành động, chúng tôi sẽ tập trung vào các cuộc trò
chuyện có thể giúp mở rộng các đặc tính dùng tiền của con cái và tăng
cường mối quan hệ tiền bạc của bạn.
Đây cũng là thời điểm để bạn kể cho con cái nghe những câu chuyện
về các quyết định tiền bạc bạn đã đưa ra trong chính cuộc sống của
mình. Hãy nói với con về những lựa chọn tài chính đúng đắn mà bạn
từng đưa ra, đồng thời cả những sai lầm khiến bạn phải hối tiếc. Vấn đề
không phải là để con cái sao y những điều đúng đắn bạn đã làm và
tránh những sai lầm bạn từng mắc phải. Bằng những cuộc trò chuyện
cởi mở về các quyết định tiền bạc sẽ giúp cho mối quan hệ tiền bạc của
bạn thậm chí vững chắc hơn, để con bạn có thể hiểu được nhiều điều khi
gặp vấn đề về tiền bạc, mỗi người đều có điểm mạnh và những trở ngại
riêng.
Mục tiêu cho người tiết kiệm
Bạn hãy bắt đầu bằng việc khích lệ các đặc tính dùng
tiền của đứa con mới trưởng thành của bạn. Bạn có
thể đưa ra dẫn chứng về những lần bạn chứng kiến
đứa con là người tiết kiệm đưa ra những lựa chọn
cứng nhắc để có được một thỏa thuận tốt hoặc tiết
kiệm tiền.
Sau đó bạn hãy để trẻ nói về việc chi tiêu. Hãy hỏi
chúng một số điều như sau: Nếu sau khi đã thanh toán hết các hóa đơn
và con vẫn còn 100 đô la để con mua thứ mình thích, con sẽ mua thứ
gì? Nếu con phải cho 100 đô la đó đi, con sẽ cho ai?
Hãy nói về khả năng gánh chịu rủi ro: Trong cuộc sống con biết ai là
người ưa mạo hiểm? Con thấy người đó đã làm được những gì mà con
khâm phục? Con đã gặp những rủi ro nào mà con cảm thấy tự hào?
Nói về các mối quan hệ: Con thấy tiền bạc hỗ trợ cho các mối quan
179