E
6
Đòi hỏi
d và con gái Lizzy đang ở quầy thanh toán trong cửa hàng tạp hóa,
lúc đó Lizzy chợt nảy ra ý gì đó trong đầu.
“Bố ơi, bố nhìn đồ chơi Polly Pocket này đi. Con chưa có cái
này.”
“Bố thấy rồi, Lizzy ạ. Nó màu hồng con nhỉ.”
“Con có thể mua không bố? Chỉ 4 đô la thôi mà.”
“Giá của nó là 4.99 đô la, và câu trả lời là không.”
“Con mua cuốn sách có miếng dán này được không ạ?”
“Không được, Lizzy. Con đừng đòi bố những thứ linh tinh nữa.”
“Vì sao con không được mua một thứ gì đó?”
“Vì con không thể mua. Chúng ta phải đi rồi.”
Lúc bước ra khỏi cửa hàng, Lizzy nhìn thấy máy bán hàng tự động ở
một góc.
“Bố ơi, con mua kẹo gôm được không ạ?”
Lizzy là một trường hợp đòi hỏi.
Những người bán lẻ khôn ngoan đó chính là oan gia của những ông
bố bà mẹ khắp mọi nơi. Họ đặt tất cả những món đồ đó vừa đúng bằng
chiều cao của trẻ, mục đích là để mời chào chúng ta chi thêm vài đô la
cho một món đồ chơi nhỏ, một thanh kẹo, một thỏi son bóng hoặc một
vài đồ nữ trang rẻ tiền khác mà chẳng ai cần đến và phải thật dứt khoát
bạn mới có thể cưỡng lại được. Cho đến ngày huy hoàng khi những
người bán lẻ không còn muốn chúng ta mua những món đồ đó nữa, thì
chúng ta không còn cách nào khác, ngoại trừ phải biết cách dập tắt
những yêu cầu về đồ chơi, thức ăn của trẻ mỗi lần ra khỏi nhà.
Điều tệ hơn là bạn không phải rời khỏi nhà để trẻ có cơ hội đòi hỏi.
Chỉ cần mười phút xem ti vi, trong não trẻ sẽ hiện ra ít nhất năm sản
phẩm phải có – giầy phát sáng, búp bê hát cùng iPod, ngũ cốc làm bằng
thanh kẹo, và ai biết còn gì nữa. Vào một buổi sáng bất kỳ, trước khi
nhấp tách cà phê đầu tiên, bạn sẽ nhận được ba yêu cầu về đồ mới.
42