Tự thuật
Tốt nghiệp chỉ là điểm khởi đầu của cuộc
đời
Chu Giai Mẫn
Tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, lần đầu tiên tôi hiểu rằng “tốt nghiệp
chỉ là điểm khởi đầu của cuộc đời”. Lúc còn đi học, nên học môn gì, đọc sách
gì, có thể chơi gì… tất cả đều rất rõ ràng. Có chỗ nào không hiểu thì chỉ cần
nhờ thầy cô giáo giải thích là xong. Cuộc đời giống như thế giới vật lý cổ
điển của Newton, cân bằng, đơn giản và hoàn mỹ.
Sau khi bước ra xã hội, phát hiện con đường trước mắt biến đổi khôn
lường, thậm chí là vẩn đục. Lúc ở trường có thể đọc sách, nhưng trong công
việc thì không có cuốn sổ tay công việc nào có thể hướng dẫn tường tận để
mình phát huy được hết năng lực. Tất cả đều cần phải tự đúc rút kinh nghiệm,
học hỏi người khác, tự mình tìm tòi, hợp tác với rất nhiều người. Cảm giác
lúc ấy giống như đột nhiên bước vào thế giới vật lý cận đại vậy, ngoài ánh
sáng tuyệt đối thì tất cả mọi thứ đều là tương đối, đồng thời trong chốc lát có
rất nhiều hạt cơ bản, khiến người ta không kịp nhìn.
Thế là tôi vội vàng đi qua mười năm với rất nhiều tiêu chuẩn “tương đối”
và phát hiện ra ngày càng nhiều “hạt cơ bản”. Nhớ lại mười năm trước, khi
mới bước chân vào xã hội, tôi không chỉ một lần cảm nhận được rằng, những
kỹ năng cần trong học tập rất khác biệt so với những yêu cầu trong công việc
sau này.
Trong mười năm ấy, tôi thấy không ít sinh viên ưu tú tốt nghiệp những
trường danh tiếng, khi mới bước vào xã hội, đã phải điều chỉnh quan niệm và
thái độ làm việc của mình. Những học sinh có thành tích cao khi ở trường đã
quen với việc được khen ngợi, nhưng khi bước vào xã hội, chúng phải đối
mặt với hiện thực, phải bắt đầu từ những cái cơ bản. Hầu hết các nhà quản lý
đều thích những thanh niên tự giác, làm việc hiệu quả, thận trọng, biết hợp
tác với mọi người. Nhưng những phẩm chất này không liên quan đến thành
tích học tập mà liên quan đến phương pháp giáo dục trong gia đình. Mỗi khi
nhìn thấy những nhân viên gặp phiền phức, tôi thầm nghĩ: “Nếu lúc đầu anh