TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 80

trọng của phong cách giáo dục đối với trẻ:

Phong cách giáo dục buông thả - bảo vệ quá mức: Bố mẹ thường lo lắng

trẻ sẽ gây ra hậu quả không tốt, vì thế ra sức hạn chế, khiến trẻ dần mất đi
động lực vươn lên, rất dễ lo lắng, sợ hãi. Thêm vào đó bố mẹ thường thương
con quá mức, khiến trẻ rất dễ coi mình là trung tâm, trở thành một chú vịt chỉ
biết kêu ca, than phiền.

Phong cách giáo dục độc tài – tác động tiêu cực: Bố mẹ thường suy nghĩ

tiêu cực, quá mức khắt khe, thường xuyên nhìn thấy khuyết điểm và thiếu sót
của trẻ, khiến trẻ dần mất đi sự tự tin, trở thành một con vịt thiếu tự tin.

Phong cách giáo dục thờ ơ – không quan tâm: Bố mẹ thiếu sự quan tâm

hoặc không biết cách quan tâm trẻ như thế nào sẽ khiến trẻ mất đi khả năng
cảm nhận tình cảm, trẻ sẽ trở thành một con vịt lạnh lùng, vô tình.

Phong cách giáo dục quyền thế - dẫn dắt, khích lệ: Bố mẹ biết cách

khích lệ trẻ đứng lên từ trong trở ngại, đồng thời nhìn thấy ý nghĩa tích cực từ
trong kinh nghiệm tiêu cực. Như thế chắc chắn trẻ sẽ trở thành một chú chim
ưng thành công.

Nói cách khác, chỉ có những bố mẹ theo phong cách quyền thế mới có thể

thêm dấu (+) cho trẻ, còn những bố mẹ theo ba phong cách còn lại, mặc dù có
ý tốt nhưng lại chuyển năng lượng của trẻ thành tiêu cực, quả thực là rất đáng
tiếc.

Bảng so sánh

Phong

cách

Phương pháp giáo dục tích

cực/tiêu cực

Tính cách tích cực/tiêu cực

Chỉ số: đam mê

(PQ)

Độc tài

Phủ định trẻ

Sợ hãi

Thiếu tự tin

Thấp

Buông
thả

Bênh vực trẻ

Trách móc người khác

Coi mình là trung tâm

Thấp

Thờ ơ

Không có phản ứng

Hận đời, thậm chí cố tình gây chuyện
để được chú ý

Thấp

Quyền
thế

Dẫn dắt, khích lệ trẻ

Suy nghĩ tích cực

Cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.