TRUY TÌM AKHENATEN - Trang 196

đôi môi dày, cằm chảy như giọt nước, một cái cổ dài nhỏ như cổ thiên nga,
một bờ vai nghiêng, một cái bụng phệ lớn, và một cặp đùi đồ sộ nhất mà cặp
sinh đôi từng thấy.

Chỉ vào bức tượng màu đen khổng lồ, cậu Nimrod nói: - John, Philippa, ta

muốn các cháu gặp Akhenaten.

Nhìn trừng trừng vào bức tượng trước mặt, Philippa nhận xét:
– Cháu chưa thấy ai xấu xí như vậy.
Cậu Nimrod thừa nhận:

– Ông ta nhìn rất kệch cỡm, đúng không? Akhenaten. Còn được gọi là

Amenhotep Đệ Tứ, vua triều đại thứ 18 của Ai Cập, người đã trị vì Ai Cập
3.500 năm trước đây.

Chạm tay vào bức tượng to lớn bằng đá granit, một trong bốn bức tượng

đặt trong Phòng Amarna của Bảo tàng Cairo, John gật đầu một cách lịch sự
và chào:

– Hân hạnh được gặp ngài, thưa Đức vua.

Cậu Nimrod giải thích:
– Akhenaten được đặt tên Amenhotep lúc mới sinh. Tuy nhiên ông ta đã

đổi tên khi đã dẹp bỏ hoàn toàn các vị thần Ai Cập – Isis, Anubis, Seti,
Thoth – để thờ một vị thần duy nhất, thần Aten. Hành động này đã dẫn đến
một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa ông và các vị quan tư tế, những người
giàu có và nắm quyền lực mạnh nhất ở Ai Cập trong thời điểm đó. Đến tận
ngày hôm nay, Akhenaten vẫn được gọi là “vị pharaoh dị giáo”, cách gọi
dành cho một người bị coi là đã phạm một tội lỗi khủng khiếp đối với tôn
giáo của họ. Người ta nói, bởi vì ông dành quá nhiều thời gian cho tôn giáo
mới, ông đã không chăm lo gì đến người dân của mình, cũng như đến sự
phòng thủ của đất nước. Lợi dụng sự yếu kém của quân đội Ai Cập do vua
thờ ơ với quân đội, những thế lực thù địch đã xâm lăng đất nước. Akhenaten
buộc phải chạy trốn khỏi lâu đài của mình và chết không lâu sau đó. Dù sao
thì đó cũng là những gì lịch sử nói cho chúng ta biết. Tuy nhiên sự thật lại
không như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.