TRUY TÌM HIV - Trang 12

khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ "cửa sổ"
(khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét
nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu
của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.

Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi
truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại
trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...

Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu
cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức
khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ
nguy cơ lây HIV.

Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không
nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì
vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.

Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo
vệ, chung bơn kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền
từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.

Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không
đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt
trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền
lợi của bạn.

Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu
người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.