những ai lên rừng hái thuốc, chặt củi, săn bắn, hay xuống sông bắt cá tôm,
thậm chí đến uống nước, đi đường cũng phải nộp sưu thuế, tiền của. Thời
bấy giờ, nông phu ở ngoài đồng gọi là "Dã nhân", còn dân thành thị gọi là
"Quốc nhân". Những quốc nhân sinh sống trong thủ đô Cảo Kinh đều rất
căm tức đối với chế độ bạo ngược của Lệ Vương.
Đại thần Triệu Công Hổ nghe được lời oán trách của quốc dân, liền
tức tốc vào kinh dâng sớ tâu lên Lệ Vương rằng: "Tâu đại Vương, trăm họ
nay đã phẫn nộ cùng cực, nếu không phế bỏ luật chuyên lợi, thì nhà nước
sẽ không có ngày yên ổn, không thể dẹp yên loạn lớn sắp xảy ra". Nhưng
Lệ Vương cơ bản không nghe theo, chỉ buột miệng nói rằng: "Vội gì, vội
gì? Trẫm đã có biện pháp để đối phó". Tức thì, nhà vua ra lệnh cấm quốc
nhân bàn luận việc triều chính, và cử nhiều thám tử đi theo dõi, nếu phát
hiện ai bàn tán luật "Chuyên Lợi", chửi rủa quốc vương thì bắt về chém
chết. Những tên thám tử kia lại nhân cơ hội này hà hiếp của dân, khiến dân
chúng kinh hoàng không ai dám tụ họp bàn tán, đi đường gặp mặt cũng
không dám chào hỏi nhau.
Lệ Vương thấy không ai dám bàn tán việc triều chính, thì vô cùng đắc
ý, mới gọi Triệu Công Hổ đến nói rằng: "Bây giờ khanh thấy thế nào?
Không ai dám nghị luận việc triều chính nữa chứ?". Triệu Công Hổ điềm
tĩnh nói: "Việc đó chắc gì đã yên được, bịt miệng ngươi ta không cho nói,
thì mối nguy hiểm ấy có khác nào như ngăn một dòng sông, muốn trị nước
thì phải khơi dòng, dẫn nước chảy ra biển, việc trị quốc an bang cũng vậy,
phải hướng dẫn nhân dân biết cách ăn nói. Ngăn dòng thì tất vỡ đê, bịt
miệng thiên hạ thì tất sinh loạn". Lệ Vương nghe xong chỉ dửng dưng
chẳng nói chẳng rằng, Triệu Công Hổ thấy vậy đành cúi đầu ra về.
Đến năm 841 công nguyên, quốc nhân không thể nào chịu đựng được
nữa, họ đã tổ chức cuộc bạo động rầm rộ có hàng chục nghìn dân chúng và
nô lệ tham gia. Dòng người xông vào hoàng cung tìm giết Lệ Vương, Lệ
Vương sợ kinh hồn bạt vía, đám vệ sĩ trong hoàng cung vốn đã chán ghét