mu-hơ giành được thắng lợi, nhưng các bộ lạc dưới quyền đều không ai tin
phục. Còn lực lượng của Thiết Mộc Chân thì không ngừng lớn mạnh do các
bộ tộc nô nức đi theo. Năm 1196, bộ lạc Tac- ta phản bội lại vương triều
nhà Kim, triều đình cử tể tướng Wan- den- xiêng dẫn quân đi chinh phạt.
Thiết Mộc Chân đã nhân cơ hội này liên hợp với bộ lạc Khơ- lia đánh bại
bộ lạc Tác-ta. Sau trận thắng này, vương triều nhà Kim đã phong Thiết Mộc
Chân làm thống lĩnh, có thể dùng danh nghĩa triều đình hiệu lệnh các bộ lạc
Mông Cổ. Đến năm Khánh Nguyên thứ 6, liên quân Thiết Mộc Chân và
triều đình đã đánh bại liên quân Thai- hao- u và Mia- ơ- si ở phía tây
thượng du sông Khư-lu-luân ngày nay.
Năm 1201, Thiết Mộc Chân đánh bại liên quân 11 bộ lạc do Cha Mu
Hơ làm thủ lĩnh, mà lịch sử gọi là "Trận đánh sông The-ni". Đến năm Gia
Thái thứ 2, liên quân Thiết Mộc Chân và triều đình cuối cùng đã đánh bại
liên quân Nai- man, Thai- hao- u, Tac-ta và Mia-ơ-si ở vùng Khua- hao-
điên, sau đó lại dụ hàng được một số bộ lạc ở vùng Hu-lun-pây-ơ. Như vậy,
khu vực phía tây kể từ thượng lưu sông Han Nan đến phía đông từ Đại
Hưng An Lĩnh đến cao nguyên Mông Cổ đều thuộc quyền kiểm soát của
Thiết Mộc Chân.
Từ đó, trong cuộc chiến tranh đoạt ngôi vua này, địa vị lãnh tụ của
Thiết Mộc Chân đã rất rõ ràng, số ít người không chịu phục tùng như Cha-
mu- hơ đã không thể nào đứng vững chân, đành dẫn một số ít thuộc hạ rời
khỏi bãi chăn nuôi. Sau đó, Thiết Mộc Chân trải qua nhiều trận chiến đấu,
lại lần lượt tiêu diệt được một số bộ lạc trên cao nguyên Mông Cổ, cuối
cùng thống nhất được toàn cõi Mông Cổ. Ông được thủ lĩnh các bộ tộc
Mông Cổ đề cử làm vua, đó chính là Thành Cát Tư Hãn tiếng tăm lừng lẫy.
Sau khi lên ngôi vua, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên chế độ quân sự và
chính trị, sử dụng văn tự Mông Cổ, khiến Mông Cổ trở thành một nhà nước
lớn mạnh.