về quá khứ, rất có lợi đối với việc trị nước, nên mới đặt tên là "Tư trị thông
giám" và tự tay viết lời dẫn. Ngoài cho phép Tư Mã Quang được mượn
sách tư liệu của nhà nước ra, nhà vua còn tặng sách cũ ở Dĩnh Để cho Tư
Mã Quang để tham khảo, mọi chi phí viết sách đều do nhà nước đài thọ.
Cùng viết sử với Tư Mã Quang còn có các ông Lưu Thứ và Phạm Tổ
Ngu, họ đều là nhà sử học bậc nhất thời bấy giờ. Trải qua nhiều năm cố
gắng, cuối cùng đã đưa "Thông giám" đạt tới đỉnh cao huy hoàng, sự thành
công này đều quyết định bởi công lao tận tụy của chủ biên Tư Mã Quang.
Trên thực tế, ý nghĩa của việc viết "Thông giám" đã vượt xa ý muốn
của tác giả, nó không chỉ khiến tầng lớp thống trị có cơ sở tham khảo về
"Tư trị", mà còn là sách tham khảo cho cả xã hội. Ông Hồ Tam Tỉnh người
viết lời chú rất thấm thía ý nghĩa sâu xa của bộ sách này. Ông nói: "Thông
giám" không chỉ viết về trị loạn, mà còn có Lễ nhạc, Lịch số, Thiên văn,
Địa lý v v. Ông Vương Minh Thịnh triều nhà Thanh cũng nói: "Đây là sách
trên đời không thể thiếu và học giả không thể không đọc". Lịch sử ngót
nghìn năm đã chứng minh, "Thông giám" cũng như "Sử ký" đã được mọi
người coi là pho sử học quý báu, được lưu truyền rộng khắp và đem lại
nhiều bổ ích. Giới nghiên cứu xưa nay đã khiến nó trở thành một môn học
vấn chuyên môn, tức "Thông giám học". Hiện nay, việc nghiên cứu đang
triển khai với nhiều tầng thứ và góc độ khác nhau, nó sẽ đem lại càng nhiều
tri thức cho sự nghiệp tiến bộ loài người.
Tư Mã Quang suốt đời viết được rất nhiều sách, trong chuỗi tác phẩm
"Thông giám" còn có "Thông giám cử yếu lịch" 80 quyển, "Lịch niên đồ" 7
quyển, "Kê cổ lục" 20 quyển, "Bản triều bá quan công khanh biểu" 6
quyển. Ngoài ra, còn có 20 thể loại khác gồm hơn 200 quyển, đây là thành
quả nghiên cứu và biên soạn Sử học, Kinh học, Triết học, Y học, Thi từ v v
của Trung Quốc, chủ yếu có các tác phẩm "Hàn lâm thi thảo", "Chú cổ văn
hiếu kinh", "Dị thuyết", "Chú thái huyền kinh", "Chú Dương Tử", "Thư
nghi", "Du sơn hành ký", "Tục thi thuyết", "Tư Mã Quang văn chính công