TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trang 190

châu báu. Về sau, khi thấy Tống Thái Tổ liên tiếp tiêu diệt 3 nước nhỏ ở
xung quanh, nhà vua mới hoảng hốt gửi thư cho Tống Thái Tổ, bày tỏ
muốn xóa bỏ quốc hiệu Nam Đường, xin đổi xưng mình là "Giang Nam
quốc chủ".

Tháng 9 năm 974 công nguyên, Tống Thái Tổ cử hai tướng Tào Bân

và Phan Mỹ dẫn 100 nghìn đại quân chia làm hai đường thủy bộ tiến đánh
Nam Đường. Tào Bân theo đường thủy đã nhanh chóng chiếm được Kim
Lăng. Trong lúc nguy khốn như vậy mà Lý Dục vẫn thản nhiên cặm cụi
trong thơ từ ca phú. Sau khi nghe tiếng ngựa chiến hí vang bốn bề, nhà vua
mới sực nhớ mình còn chưa cáo biệt thái miếu đền thờ tổng tông, lần này
rời khỏi Giang Nam thì biết bao giờ trở lại. Nhà vua lặng lẽ nhìn tòa cung
điện nơi mình đã sinh sống trong mấy chục năm nay mà lòng đau khôn tả,
một khi mình bị bắt thì không biết sẽ bị đầy ải đến đâu, nhà vua không dám
nghĩ tiếp nữa

..... Bấy giờ, quân Tống đã tiến vào cửa cung, Lý Dục vội vàng thay

quần áo trắng, sai người bưng

ngọc tỷ, rồi dẫn hơn 45 người trong cung ra đầu hàng.

Tống Thái Tổ nói một cách mỉa mai rằng: "Nếu Lý Dục cũng gắng

công trị nước như làm thư từ ca phú, thì đâu đến nỗi bị bắt như ngày hôm
nay". Sau khi Lý hậu chủ bị bắt, Tống Thái Tổ phong ông làm "Vi Mệnh
Hầu", đối xử với ông nhạt nhẽo như một người khách lạ. Từ đó về sau, hậu
chủ sống cuộc đời tù túng cách biệt với thế giới bên ngoài tại Biện Kinh,
ông thực sự trở thành một người lẻ loi trên đời, tuy cũng có chức tước,
nhưng thực ra cũng chẳng khác gì tù nhân, các đại thần trước đây cũng
chẳng còn ai liên hệ với ông, bởi lẽ một ông vua lạc phách trầm luân đã mất
nước, đã không có tác dụng mảy may đối với các cựu thần Giang Nam
đang háo hức mưu cầu danh tước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.