TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trang 226

Hán văn cũng không diễn đạt được đầy đủ nguyên ý. Nhằm khắc phục tình
trạng này, Huyền Trang đã quyết định sang Ấn Độ thỉnh kinh.

Năm Trinh Quan thứ nhất (tức năm 627 công nguyên?) Huyền Trang

trà trộn trong đám nạn dân ra khỏi Tràng An, bắt đầu cuộc hành trình dài
dặc nổi tiếng trong lịch sử. Trong thời kỳ giao thông đường biển chưa phát
triển lúc bấy giờ, sự giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa giữa TQ với các
nước phương tây, đều tiến hành trên con đường tơ lụa nối liền giữa lục địa
Á Âu. Huyền Trang trước tiên đến Lan Châu, sau đến Lương Châu- một
thành phố quan trọng trên đường hành lang hà tây Cam Túc. Khi Huyền
Trang tiến vào sa mạc đến nước Cao Sang (tức Tu Lu Phan ngày nay?), vua
Cao Sang muốn giữ lại làm người chủ trì chùa viện, nhưng bị Huyền Trang
từ chối. Nhà vua đành chuẩn bị hành trang và lộ phí cho Huyền Trang,
đồng thời còn viết thư và gửi quà tặng quốc vương của 24 nước, và cử Ngự
sử Hoan Bồi cùng 25 công dịch hộ tống Huyền Trang lên đường. Huyền
Trang vượt qua muôn núi nghìn sông đến Nhiệt Hải (tức hồ Lssyk kul trong
địa phận Liên Xô cũ?) sau đó men theo Nhiệt Hải đi lên hướng tây bắc đến
thành Su De (tức thành Tokmak của Liên Xô cũ?), Huyền Trang gặp vua
Tây Đột Quyết, được nhà vua nhiệt tình tiếp đãi, rồi cử người thông thạo
ngôn ngữ các nước đi theo làm phiên dịch. Huyền Trang từ đây bắt đầu đi
xuống phía nam, đến khu vực nằm giữa hai dòng sông Amu và Syrdarya
thuộc Liên Xô cũ, vượt qua sông Amu và núi Hindu Kush, tiến vào địa
phận miền bắc Ấn Độ, cả thảy đi qua 110 nước lớn nhỏ, cuối cùng đến
thánh địa phật giáo Thiên Trúc.

Chuyến du lịch của Huyền Trang không những dành được thành công

to lớn về mặt phật học, hơn nữa còn xúc tiến sự giao lưu văn hóa giữa
phương đông và phương tây. Năm 645 công nguyên, Huyền Trang đem
theo 600 bộ kinh phật trở về Trang An sau hơn 10 năm xa cách. Từ đó về
sau, Huyền Trang dốc sức vào việc phiên dịch kinh phật đem từ Thiên Trúc
về, đồng thời cùng em trai biên soạn ra cuốn "Đại Đường tây vực ký". Hai
em trai của Huyền Trang là Huệ Lập và Ngạn Kinh còn viết ra bộ sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.