Thời cổ Trung Quốc rất tin cậy thuật phù thủy, những người này
thường dùng mai rùa hay cọng cỏ để xem bói, biết trước được ý trời và ma
quỷ để phán đoán sự cát hung họa phúc của người đời, nó có sức ràng buộc
rất lớn đối với sinh hoạt chính trị xã hội. Sự mê tín này đã hoành hành
trong thời đại chế độ nô lệ Thương Chu, và kéo dài mãi đến thời kỳ chế độ
phong kiến.
Đầu năm thời Bắc Ngụy, địa vị của phù thủy vẫn rất cao, bấy giờ toàn
dùng mụ phù thủy, nhà nước hàng năm tổ chức hai lần cúng tế, bấy giờ từ
nhà vua đến văn võ bá quan đều phải nghe theo lời mụ phù thủy.
Sau khi Hiếu Văn Đế lên ngôi, nhà vua tiến hành cải cách, nhưng phái
quý tộc bảo thủ và đại thần trong triều đã câu kết với đám phù thủy, lợi
dụng sự mê tín để quấy nhiễu và phá hoại cải cách. Hiếu Văn Đế nhận thấy
muốn thực thi cải cách thì trước tiên phải đối phó với sự mê tín này.
Năm 485 công nguyên, Hiếu Văn Đế lúc đó mới 19 tuổi đã hạ chiếu
cấm thuật bói toán dị đoan.
Năm 491 công nguyên, Bắc Ngụy xảy ra đại hạn, ruộng đồng khô nứt,
một đám quan chức đã dâng tấu chương lên Hiếu Văn Đế xin cho tế thần
cầu mưa. Nhà vua đáp rằng: "Thành Thang và Tề Cảnh khi trước gặp hạn
nào có tổ chức tế thần cầu mưa đâu, họ dựa vào sức người chiến thắng
thiên tai, hiện nay các nơi đều bị hạn, nếu thần có linh thiêng thì cũng
không nên an hưởng sính lễ". Ít lâu sau, Hiếu Văn Đế hạ chiếu quyết định
giảm số lượng đền miếu trong cả nước
Năm 493 công nguyên, Hiếu Văn Đế triệu tập quần thần ở Bình
Thành?Tức Đại Đồng tỉnh Sơn Tây ngày nay?để bàn thảo việc dời đô sang
Lạc Dương. Thái úy Cáng Phi khuyên rằng: "Nếu muốn rời đô thì phải bói
quẻ dữ lành đã rồi sẽ rời sau". Hiếu Văn Đế lập tức phản bác rằng: "Đó là
cách làm cổ hủ, trước kia Chu Công và Chiêu Công làm theo quẻ bói chọn