Về mặt toán học, Tổ Xung Chi đã viết lời chú giải cho cuốn "Cửu
chương toán thuật" và cuốn "Trùng Sai" của Lưu Vi. Ông còn viết ra cuốn
"Xuyết thuật" được triều nhà Đường đưa vào "Toán kinh thập thư", trở
thành sách toán học của trường Quốc Tử Giám triều nhà Đường. Bấy giờ,
học "Xuyết thuật" phải mất 4 năm.
Ngoài ra, Tổ Xung Chi và con đã vận dụng phương pháp khéo léo giải
quyết việc tính toán thể tích hình cầu. Phương pháp này phương tây gọi là
nguyên lý Cavalieri. Thế nhưng sự phát hiện của Cavalieri là sau Tổ Xung
Chi đã hơn nghìn năm. Nhằm kỷ niệm hai cha con Tổ Xung Chi đã có đóng
góp to lớn phát hiện nguyên lý này, người ta đã gọi nó là "Nguyên lý Tổ
Thị". Tổ Xung Chi cũng là người rất có tài ba về mặt phát minh khoa học.
Ông đã chế tạo ra một loại xe chỉ nam, dù cho xe quay như thế nào thì
người bằng đồng trên xe vẫn cứ chỉ tay về hướng nam. Ông còn chế tạo ra
"Thuyền nghìn dặm", khi đem chạy thử trên sông Tân Đình, một ngày có
thể đi được 100 dặm, ông đã lợi dụng sức nước quay cối xay thóc, chế tạo
ra máy tính giờ. Ngoài ra, Tổ Xung Chi còn giỏi về âm luật, chơi cờ, viết ra
cuốn tiểu thuyết "Thuật dị ký". Tổ Xung Chi viết khá nhiều sách, nhưng
phần lớn đều đã thất truyền.
Tổ Xung Chi đích thực là một nhân vật bác học đa tài hiếm có. Cuối
triều nhà Tống, Tổ Xung Chi đến Kiến Khang nhậm chức Yết Giả Bộc Xạ,
sau đó cho mãi đến khi triều nhà Tống bị diệt vong, ông đã bỏ nhiều công
sức vào việc nghiên cứu chế tạo cơ giới.
Khi Tổ Xung Chi tuổi về già, tình hình chính trị xã hội đen tối, đời
sống nhân dân vô cùng khổ cực, Ngụy Vương của Bắc Triều đã thừa cơ
điều đại quân đánh xuống miền nam. Tổ Xung Chi rất quan tâm tới tình
hình chính trị đương thời. Vào quãng thời gian giữa năm 494 đến năm 498
công nguyên, khi ông đảm nhiệm chức hiệu úy Trường Thủy đã viết bài
"An biên Luận", kiến nghị triều đình nên khai khẩn đất hoang, phát triển
nông nghiệp, ổn định lòng dân, củng cố quốc phòng. Tề Minh Đế đọc qua