khích phát triển sản xuất. Quân dân Đông Ngô cũng chịu ân nghĩa này, đều
tới tấp xin quy thuộc Dương Hỗ.
Năm Hàm Ninh thứ nhất, Dương Hỗ vì quá mệt mỏi lâm bệnh rồi mất,
quân dân địa phương được tin lòng buồn vô hạn, các tướng sĩ bên Đông
Ngô đều ngỏ lời thương tiếc. Hai năm sau, Đông Ngô được bình định, Tấn
Võ Đế rơm rớm nước mắt nói tại bữa tiệc mừng công rằng: "Dương Hỗ là
người có công lớn nhất". Dương Hỗ là một vị quan thanh liêm. Trong thời
kỳ Ngụy Tấn, các quan đều hay bày vẽ kiểu cách môn đệ, kéo bè kết phái
với nhau, nhưng Dương Hỗ không làm như vậy, ông thường xuyên tiến cử
hiền tài với nhà vua gánh vác các chức vụ quan trọng, mà không hề để
những người này biết đến mình. Ông rất căm ghét và kiên quyết đấu tranh
với những kẻ xu nịnh gian trá, ông sống giản dị và thường đem bổng lộc
của mình phân chia cho người nhà cùng các tướng sĩ, nên trong nhà ông
chẳng có chút dư dôi nào, ông không ham danh lợi đã từ chối tước vị Nam
Thành Hầu do nhà vua ban cho. Trước lúc qua đời, ông còn dặn người nhà
phải đơn giản việc tang, không được mai táng theo thân phận Nam Thành
Hầu.
Sau khi Dương Hỗ mất, nhân dân Tương Dương đã đến dựng miếu lập
bia kỷ niệm trên núi Nghiễn Sơn, nơi Dương Hỗ sinh thời từng đến du
ngoạn. Mỗi khi đi qua đây, mọi người đều nhỏ lệ thương tiếc, nên người ta
mới gọi bia này là "Bia đọa lệ". Người đời sau đã bằng hình thức nhìn bia
nhỏ lệ để tưởng nhớ công đức của người đã khuất.
Đỗ Dự người Đỗ Lăng-Kinh Triệu, xuất thân dòng họ hoạn quan trung
thành với chính quyền Tào Ngụy, từ nhỏ học nhiều biết rộng, nhưng vì có
dính líu vào sự chuyên quyền và bài xích của dòng họ Tư Mã, đến hơn 30
tuổi mới được Tư Mã Chiêu trọng dụng, sau đó lại nhiều lần được Tấn Võ
Đế cử ra trấn giữ cửa ải biên giới, trong thời gian này đã nêu ra hơn 50 kiến
nghị nhằm giữ yên biên giới và làm giàu mạnh đất nước, đều được triều
đình chấp thuận và thực thi, đồng thời còn tiến hành phát minh khoa học và