nắm quyền, chúng đã ngăn chặn đường làm quan của nho sinh. Do đó, càng
khoét sâu thêm sự mâu thuẫn giữa nho sinh và hoạn quan. Phần lớn quan
liêu đều là dòng dõi địa chủ, có cơ sở kinh tế hùng hậu, lực lượng chính trị
lớn mạnh, các môn sinh, quan lại thân quen rải rác trong cả nước. Sự nhận
thức và lợi ích của họ đều nhất trí với đám nho sinh, đây chính là cơ sở
khiến họ liên hợp với nhau cùng chống lại hoạn quan.
Tập đoàn quan liêu và nho sinh là một sự uy hiếp to lớn đối với tập
đoàn hoạn quan, nên chúng đã tìm kiếm cơ hội để báo phục. Năm 166 công
nguyên, tập đoàn hoạn quan đã phát động một hoạt động bức hại quy mô
lớn, mà ngòi nổ là sự kiện Trương Thành. Trương Thành vốn có quan hệ
mật thiết với hoạn quan, nên được biết triều đình đã ra lệnh ân xá cho con
mình vì phạm tội giết người. Nhưng Lý Dung bây giờ làm phủ doãn Hà
Nam đã bất chấp lệnh ân xá, vẫn kiên trì xử tử hình con của Trương Thành.
Đám hoạn quan đã nhân việc này bảo các đệ tử của Trương Thành làm đơn
kiện, tố cáo Lý Dung câu kết với thái học, phỉ báng triều đình. Dưới sự thao
túng của hoạn quan, Hán Hằng Đế đã ra lệnh bắt Lý Dung, Phạm Bàng
cùng hơn 200 người. Sau đó, đưa số người này về quê "Cấm cố trung thân".
Đây chính là "Đảng cố chi họa" lần thứ nhất. Sau khi bị bức hại, uy tín của
Lý Dung càng cao, ông được nho sinh gọi là người đứng đầu "Bát tuấn".
Điều này khiến tập đoàn hoạn quan vô cùng bất mãn. Ba năm sau, tập đoàn
hoạn quan lại dấy lên một phong trào bức hại đám quan liêu và nho sinh
với quy mô càng lớn hơn và thời gian cũng dài hơn, mà lịch sử gọi là
"Đảng Cố chi họa" lần thứ hai.
Nguyên nhân như sau, hoạn quan Hầu Lãm ở quê tùy ý tàn hại nhân
dân, đốc bưu Trương Kiệm làm đơn khởi tố, yêu cầu trừng trị Hầu Lãm.
Nhưng tờ đơn bị Hầu Lãm giữ lại, rồi hắn sai người vu cáo Trương Kiệm
có liên lạc với Đảng Nhân, mưu đồ việc xấu. Tức thì, Hán Linh Đế ra lệnh
bắt Trương Kiệm cùng nhiều người khác, hoạn quan Tào Tiết lại trình tấu
chương bắt Lý Dung, Phạm Bàng, phát vãng và cấm cố sáu bảy trăm người,
sau đó còn bắt hơn 1000 thái học sinh. Năm 176 công nguyên, thái thú