nước, ca ngợi người quân tử chính trực, gửi gắm lòng yêu nước vô hạn của
mình vào từng gốc cây ngọn cỏ của nước Sở.
Do lâu năm bị đầy ải, khiến tinh thần của Khuất Nguyên bị vùi dập,
nhưng ông vẫn kiên nhẫn chịu đựng, quyết không khuất phục trước thế lực
gian tà. Ông hy vọng vua Sở sẽ thay đổi ý định, triệu ông về để cứu nhà
nước khỏi cơn nguy khốn. Nhưng thời gian cứ thấm thoát trôi qua, sự mong
đợi của Khuất Nguyên đều hóa thành bong bóng, khiến lòng ông bi phẫn
đến cực độ.
Một hôm, Khuất Nguyên đến dạo bên bờ sông Mịch La, ông vừa đi
vừa ngâm vịnh thơ ca của mình, thì có một dân chài nhận ra ông và hỏi
rằng: "Ông có phải là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên đó không? Làm sao
lại đến nông nỗi này?". Khuất Nguyên đáp: "Có khá nhiều người rất bẩn
thỉu, nhưng tôi là một người trong sạch. Có khá nhiều người đã uống say,
duy có tôi là vẫn tỉnh táo, nên mới bị phát vãng tới đây". Ngư ông nói;
"Ông hà tất phải tự cho mình thanh cao, không chịu theo gió bẻ măng, bằng
không làm gì đến nông nỗi này". Khuất Nguyên phản bác rằng: "Áo mặc
trên người rất sạch sẽ, nào ai muốn lăn vào vũng bùn để làm nhơ bẩn nó?
Tôi thà nhảy xuống sông để nuôi cá, còn hơn là đi đồng lõa với bọn gian
nịnh để chà đạp nước Sở".
Năm 278 trước công nguyên, đại tướng Bạch nước Tần dẫn quân tiến
đánh nước Sở, rồi chiếm được Ảnh Đô. Khuất Nguyên vì không muốn nhìn
thấy nước Sở sa vào cảnh diệt vong, liền ôm một tảng đá rồi nhảy xuống
sông Mịch La sóng nước cuồn cuộn, dân chúng địa phương nghe tin, đều
hò nhau chèo thuyền đến để vớt xác Khuất Nguyên, nhưng không sao tìm
thấy nữa, tức thì họ liền đổ gạo xuống sông, những mong cá không động
chạm đến thân xác của Khuất Nguyên.
Đến mùng 5 tháng 5 năm sau, người dân địa phương lại chèo thuyền
ra giữa sông, đem gạo trong ống bương đổ xuống nước để tế Khuất
Nguyên. Về sau, người ta đã dùng thuyền rồng thay thế cho thuyền con,