Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
người ta thường nói là "ngọc lâu phó triệu".
(5) Quế Dương: nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
(6) Theo nguyên chú vua Hán Văn Đế yêu quý người bầy tôi là Đăng Thông, thấy thầy tướng bảo
Thông sẽ phải chết đói, bèn cho cả núi đồng ở đất Thục, cho được phép đúc tiền mà tiêu, sẽ không
còn lo chết đói nữa. Nhưng sau Văn đế mất, Cảnh Đế lên làm vua, ghét Thông, tịch thu cả gia sản.
Thông phải đi ở nhờ và quả nhiên chết đói.
(7) Theo nguyên chú, Chu Thù nhà nghèo, chiêm bao thấy Thượng đế thương mình. Ngài hỏi vị thần
tư mệnh: Nó có giàu được không? Tư mệnh nói: Số nó nghèo lắm. Nhưng hiện có số tiền của thằng
Xe, có thể cho nó mượn được, rồi đến kỳ thằng Xe nó sinh, thì lại phải trả. Sau Chu khá giàu: đúng
đến kỳ hạn, Chu xe tiền của chạy đi trốn. Buổi tối Chu dừng xe nghỉ ở dọc đường, gặp một người
đàn bà chửa xin tạm nằm nhờ ở dưới xe. Đêm ấy người đàn bà đẻ đứa con trai; vì nghĩ nó đẻ ở dưới
xe, bèn đặt tên là thằng Xe. Từ đấy Chu làm gì cũng thất bại, lại thành nghèo kiết.
(8) Vương Bột đời Đường theo cha đi làm quan, đậu thuyền ở dưới núi Mã Đương, mộng thấy vua
Thủy phủ giúp cho một trận gió. Hôm sau quả nhiên có gió thuận, thuyền đến Nam Xương, làm bài
Tựa Đằng vương các.
(9) Phạm Trọng Yêm đời Tống khi làm trấn thủ Nhiêu Chân, có người học trò vào yết kiến, nói tình
cảnh đói rét nghèo khổ. Bấy giờ người ta đương mộ lối chữ đẹp của Âu Dương Suất Canh viết khắc
ở tấm bia chùa Tiến Phúc. Ông Phạm bèn mua giấy mực định cấp cho người học trò ấy đến chùa rập
lấy nghìn bản rồi đến kinh mà bán lấy tiền. Người học trò chưa kịp đến rập, bỗng một hôm mưa gió,
tấm bia bị sét đánh vỡ mất. Vì vậy có câu thơ: Thời lai phong tống Đằng vương các, Vận khứ lôi
oanh Tiến Phúc bi (Gặp thời gió đẩy tới Gác Đằng vương; Vận rủi sét đánh tan bia Tiến Phúc).
(10) Nhan Uyên, Mẫu Tử Khiên đều là học trò đức hạnh của Khổng Tử.
(11) Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương là hai danh sĩ đời Đường Cao Tông. Bùi Hành Kiệm thường
chê là những người nóng nảy xốc nổi, không phải là kiểu người được hưởng tước lộc. Sau Lư vì ác
tật mà gieo mình xuống nước chết, Lạc thì vì dự vào đảng loạn phải chết, đúng như lời Kiệm nói.
(12) Trường Giang: ở đây có lẽ chỉ sông Hồng.
Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.
Nguồn: http://vnthuquan.net
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Đánh máy : VVN
Nguồn: vnthuquan - thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 13 tháng 10 năm 2005