làm bao bạn đọc tủm tỉm cười khi đọc. Truyện thế này:
Truyện nửa đêm
- Khỉ...!
Ai bảo truyện tiếu lâm của người Việt bao giờ cũng dài dòng, không có cái
humor theo kiểu những mẩu vui cười ngăn ngắn của Tây? Và truyện này đã
được trả nhuận bút một trăm ngàn. Một trăm ngàn cho chỉ một từ! Có thể
đấy là một kỷ lục về nhuận bút ở Việt Nam chăng?
Cũng có những truyện rất ngắn, chưa đến 100 từ, và rất Việt Nam:
Cãi nhau
Bố mẹ cãi nhau. Bố mua con chim sáo, nhốt trong lồng, treo ngoài vườn.
Mẹ mua con mèo, thả trong bếp. Trưa, chẳng hiểu thế nào, khi bố về, con
sáo không còn trong lồng, con mèo của mẹ đang phơi nắng ngoài sân. Bố
đổ cho con mèo. Mẹ bảo không phải. Lại cãi nhau. Bố bỏ đến cơ quan. Mẹ
về bà ngoại, mang theo nó đang thút thít khóc. Chiều, người hàng xóm
mang con sáo bay lạc sang trả, nhà chỉ còn bà vú già.
(Đặng Minh Hải)
Truyện ngắn 100 chữ viết về mọi sinh hoạt đời thường, nhất là sinh hoạt
tình cảm. Đó là tình quê hương, tình mẹ con, cha con, tình ông bà - cháu,
tình vợ chồng, anh em, bạn bè, tình yêu đôi lứa, tình hàng xóm láng giềng
tối lửa tắt đèn,...
Hầu hết đều là chuyện thuộc loại người thật việc thật nên có tính chân thực
cao. Có truyện tươi tắn, nhưng hầu hết là truyện buồn, lắm khi làm ta se sắt.
Có lẽ do những chuyện vui thì qua đi rất nhanh, còn nỗi buồn đọng lại, có
khi đọng lại mãi. Đọc truyện Nuôi mẹ với câu chú thích “Ngày thứ nhất mẹ
là vàng; Ngày thứ hai mẹ là bạc; Ngày thứ ba mẹ là rác vút bờ tre” khiến ta
thấy nhói lòng. Mẹ là từ xuất hiện nhiều nhất, và cũng là đề tài thường
xuyên nhất của Truyện ngắn 100 chữ. Có thể bắt gặp rất nhiều cung bậc
tình cảm khi nói đến mẹ. Và tất cả đều cảm động, có khi muốn rơi nước
mắt, nhất là những truyện về bà mẹ nghèo, bà mẹ quê một nắng hai sương.
Mùi của má
Chị Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều, trời bão chị ngủ lại nhà
người quen. Chạng vạng, ở nhà ai cũng lo lắng. Tối. Sau khi ăn bữa cơm