Trưởng thôn cuống quít điện cho bí thư Trương bàn bạc giờ lâu, hỏi nên
tiếp đãi thế nào. Bí thư không do dự chỉ thị qua điện thoại: “Vẫn dùng canh
thịt cừu chiêu đãi”.
Lãnh đạo thị ủy đến nơi, sau khi nhìn khắp bãi chăn thả thì tỏ ra vừa ý
nhưng không thấy đàn cừu đâu, bèn hỏi. Trưởng thôn Lưu cuống lên nói.
“Đang liên hệ kinh phí mua. Bây giờ tiền vốn là vấn đề lớn, mong được thị
ủy giúp đỡ”. Buổi trưa, khi mọi người bưng bát canh thịt cừu, một vị lãnh
đạo cao tuổi nêu vấn đề: “Thịt cừu này là mua dưới chân núi hay là giết ở
trên núi?”. Trưởng thôn Lưu đáp: “Đây là cừu ở bãi chăn thả của chúng tôi
vừa mổ vừa nấu xong, rất tươi, rất tươi”. Vị này đưa mắt nhìn bát thịt cừu
và lớp mỡ dày nổi lên trong bát, chau mày: “Một ngày mổ mấy con?”.
Trưởng thôn Lưu giơ hai ngón tay: “Hai con, hai con”.
Lãnh đạo đặt bát canh thịt cừu xuống, đi thẳng. Trưởng thôn Lưu chờ
sự trả lời của ủy ban giúp đỡ người nghèo thị ủy, tận mắt chứng kiến đàn
cừu chất lượng cao của bãi chăn thả đã thịt hết mà như người mất hồn,
không thở được nữa, đến tìm bí thư Trương. Bí thư đang cúi đầu đọc “Xem
xét nội bộ”.
Một hàng đề mục nổi bật: Khách tham quan một năm ăn hết một bãi
chăn thả. Bí thư Trương ủ ê. “Thị ủy vừa gọi điện đến... bãi chăn thả tạm
thời đóng cửa”.
Lời bàn: Các quan chức tham ô ăn hối lộ đều thường treo cao thanh
kiếm Đạt ma trừ tà và rao giảng về tiết kiệm, để thả sức ăn uống bằng tiền
công. Song chẳng qua chỉ bị vài lời khiển trách đạo đức, chẳng có gì cấp
bách cả. Chính vì vậy mà thói ăn uống vào tiền công càng diễn ra khủng
khiếp.
Trên thực tế, sự nguy hại xã hội của việc này cũng không thua kém
với tội tham ô ăn hối lộ. Bãi chăn thả vay tiền mang về đàn cừu lớn đồng
thời cũng kéo theo một bọn ăn uống bừa bãi bất chấp tất cả. Tác giả trong
truyện không bình luận thêm câu nào nhưng những dòng chữ lạnh lùng so
với việc lớn tiếng phẫn nộ còn có sức mạnh hơn nhiều.