TRUYỆN PHẬT THÍCH CA - Trang 328

[114] Tiếng Phạn là Mahanama.

[115] Nhưng lúc này Nan-đà đã xuất gia theo Phật, đang sống đời tu sĩ.

[116] Mặc dù có kiến lập tinh xá, nhưng đó chỉ là chỗ cho chư tăng đến an
cư mỗi năm ba tháng, và dành cho việc thuyết giảng giáo pháp. Còn tất cả
chư tăng đều sống cuộc sống không nhà cửa, khất thực và truyền đạo đi
khắp nơi.

[117] Thật ra thì lý do mà Phật không muốn cho nữ giới xuất gia là có phần
rất tế nhị, khó nói thẳng ra. Việc bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề và các bậc nữ lưu
lúc đó xuất gia là vô cùng hợp lý, nhưng Phật lo ngại là tiền lệ ấy về sau sẽ
gây những khó khăn nhất định cho sự tu tập thuần khiết của tăng đoàn, do
sự hiện diện của nữ giới.

[118] Với lịch sử phát triển của đạo Phật cho đến ngày nay, chúng ta có thể
hiểu được nguyên nhân mà đức Phật không thuận cho nữ giới xuất gia là
rất tế nhị. Đây không phải vấn đề phân biệt đối xử, mà là việc chấp nhận
một thực tế khác biệt cũng như nhìn thấy trước những mầm mống có thể
làm suy yếu đạo Phật do sự hiện diện của cả tỳ-kheo và tỳ-kheo ni trong
Tăng đoàn.

[119] Trong luật học gọi đây là Bát Kỉnh Pháp, tức là tám điều cung kính
của vị tỳ-kheo ni.

[120] Bố-tát: nghi lễ tụng giới luật hàng tháng. Các vị tỳ-kheo hoặc tỳ-kheo

ni cùng nhóm họp lại một chỗ, thường là trước điện thờ Phật, để tụng đọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.