6.2 Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander
127
Hình 6.1: Giao diện tiếng Việt của Midnight Commander
chính xác nữa, vì việc nhấn phím đã bị vỏ đồ họa chiếm lấy. Sự không tương ứng
như vậy thường gặp ở những chỗ nói về phím “nóng”.
Trong phần lớn các bản phân phối chương trình Midnight Commander không
được tự động cài đặt cùng với hệ thống. Nhưng các gói (rpm, deb, tgz . . . ) của
Midnight Commander sẽ có trên đĩa, và việc cài đặt từ các gói này là không khó
khăn gì. Và bởi vì chương trình này sẽ làm cho bạn đọc “dễ thở” hơn, tác giả rất
muốn rằng chương trình sẽ được cài đặt ngay sau khi cài xong hệ điều hành.
6.2
Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander
Để khởi động Midnight Commander, cần gõ vào dòng lệnh shell câu lệnh mc
và nhấn <Enter>. Nếu ứng dụng không chạy, thì cần tìm xem tập tin chương
trình mc nằm ở đâu (có thể dùng câu lệnh find / -name mc -type f), sau
đó gõ vào dòng lệnh đường dẫn đầy đủ tới tập tin đó, ví dụ, trên máy tác giả là
/usr/bin/mc
. Sau khi chạy chương trình, bạn đọc sẽ thấy màn hình màu da trời
làm chúng ta nhớ đến màn hình chương trình Norton Commander cho MS-DOS
hay chương trình FAR cho Windows như trong hình
Gần như toàn bộ không gian màn hình khi làm việc với Midnight Commander
bị chiếm bởi hai “bảng”
hiển thị danh sách tập tin của hai thư mục. Ở phía trên
hai bảng này là trình đơn (thực đơn). Có thể chuyển đến trình đơn để chọn các
lệnh có trong đó bằng phím <F9> hoặc nhờ phím chuột (nếu như sau khi khởi
2
Ngoài ra người dịch cuốn sách này cũng đã dịch giao diện của Midnight Commander ra tiếng Việt. Vì thế
nếu muốn bạn có thể sử dụng giao diện tiếng mẹ đẻ của Midnight Commander.
3
panel