TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 19

10

HĐH Linux: lịch sử và các bản phân phối

Vậy thì cần lựa chọn bản phân phối theo tiêu chuẩn nào? Theo ý kiến của tác

giả thì đối với người dùng Việt Nam có hai tiêu chuẩn: thứ nhất phải có giao diện
người dùng tiếng Việt và thứ hai phải có một nhóm các nhà phát triển hỗ trợ bản
phân phối này. Và tốt nhất nếu nhóm các nhà phát triển này nhận được nguồn
lợi từ sản phẩm Linux của mình, tức là làm việc như một công ty thương mại.
Thậm chí chỉ trong khoảng thời gian không lâu mà tôi sử dụng Linux (khoảng
5 năm) đã có nhiều bản phân phối Việt Nam cũng như nước ngoài đã chào tạm
biệt thế giới Linux vì nhóm hỗ trợ của chúng không thu được nhiều lợi nhuận và
sau đó một thời gian ngừng hỗ trợ tác phẩm của mình.

Đối với người dùng Linux Việt Nam hiện thời có hai lựa chọn: thứ nhất, sử

dụng các sản phẩm Linux tiếng Việt do một số người tự nguyện duy trì; thứ hai,
sử dụng các sản phẩm Linux lớn có hỗ trợ tiếng Việt. Chúng ta sẽ nói đến hai
sự lựa chọn này một cách kỹ càng hơn. Lựa chọn thứ nhất, theo ý kiến của tôi
không được ưu tiên ở đây. Lý do chính là chưa đạt được tiêu chuẩn thứ hai nêu
trên. Hiện thời có một bản phân phối như vậy: vnlinux-CD (cùng với một vài biến
thể) do anh Larry Nguyễn, một Việt kiều ở Mỹ duy trì. Lựa chọn thứ hai đó là sử
dụng các bản phân phối hỗ trợ tiếng Việt tốt như Debian, Ubuntu và Mandriva,
openSuSE cũng đang dần dần hỗ trợ tiếng Việt (

http://vi.opensuse.org

).

Lựa chọn thứ hai này được ưu tiên vì:

ˆ chúng có hỗ trợ tiếng Việt và càng ngày càng hoàn thiện

ˆ chúng có trình cài đặt tốt, hỗ trợ nhiều phần cứng khác nhau

ˆ có thể cài đặt thêm các phần mềm khác một cách dễ dàng phần lớn chương

trình đã được biên dịch sẵn cho mọi yêu cầu của người dùng

ˆ những bản phân phối này được một nhóm các nhà phát triển duy trì, cập

nhật thường xuyên thông thường là theo một lịch định sẵn. Ngoài ra còn
đảm bảo là bạn sẽ nhận được phiên bản mới của nó trong tương lai. Không
sợ trường hợp “đem con bỏ chợ”.

Để kết thúc câu chuyện về lựa chọn bản phân phối Linux cần nói thêm là gần
đây bác Nguyễn Đại Quý (

http://vnoss.org

) đã cho ra đời một bản phân phối

mới hướng về người dùng Việt Nam – FCxVnOSS. Bản phân phối này dựa trên
nền tảng của FC cộng thêm giao diện tiếng Việt và một số ứng dụng “mang tính
Việt Nam” như chương trình gõ tiếng Việt, từ điển tiếng Việt,. . .

Cần nói vài lời về đánh số phiên bản. Cần phân biệt số phiên bản của bản

phân phối và số phiên bản của nhân. Khi nói đến phiên bản của Linux thường
có ý là phiên bản nhân (vì một hệ điều hành là Linux chỉ khi nó sử dụng nhân
Linux). Vì Linus Torvalds tiếp tục điều hành việc phát triển nhân, nên phiên
bản của nhân tăng lên theo thứ tự, chứ không phân nhánh và nhân lên giống
như trường hợp bản phân phối.

Phiên bản nhân Linux thường được ký hiệu bằng ba số

9

, phân cách nhau bởi

dấu chấm. Ví dụ, bản phân phối openSuSE Linux 10.1 được dựa trên nhân phiên
bản 2.6.16.13, tức là Linux phiên bản 2.6.16.13. Phiên bản nhân với số thứ hai

9

Người dịch: Điều này chỉ đúng với các phiên bản nhân trước 2.6. Từ 2.6 trở đi Linus và các nhà phát triển

khác thử nghiệm dùng bốn số.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.