4.5 Quyền truy cập đến tập tin và thư mục
77
= – dùng quyền chỉ ra thay cho quyền đã có.
Ở chỗ p là một trong những ký tự sau:
r – quyền đọc
w – quyền ghi
x – quyền gọi (quyền thực hiện.
Sau đây là một số ví dụ sử dụng câu lệnh chmod:
[user]$ chmod a+x tên_tập_tin
thêm quyền gọi tập tin tên_tập_tin cho mọi người dùng của hệ thống.
[user]$ chmod go-rw tên_tập_tin
tước bỏ quyền đọc và ghi của mọi người dùng trừ chủ sở hữu tập tin.
[user]$ chmod ugo+rwx tên_tập_tin
[user]$ chmod a+rwx tên_tập_tin
cho mọi người dùng quyền đọc, ghi và gọi (thực hiện).
[user]$ chmod u=rwx,go=x tên_tập_tin
cho chủ sở hữu có tất cả mọi quyền (đọc, ghi, gọi), những người dùng còn lại chỉ
có quyền gọi (thực hiện).
Nếu không chỉ ra ai được thêm quyền truy cập, thì sẽ áp dụng cho tất cả mọi
người dùng, tức là có thể dùng lệnh:
[user]$ chmod +x tên_tập_tin
để thay cho
[user]$ chmod a+x tên_tập_tin
Phương án sử dụng thứ hai của câu lệnh chmod có khó hiểu hơn một chút
trong thời gian đầu sử dụng Linux, nhưng lại thường xuyên được các nhà quản
trị cũng như người dùng có kinh nghiệm dùng. Nó dựa trên mã hóa quyền truy
cập ở dạng số. Ký tự r được mã hóa bằng số 4, w – số 2, x – số 1. Để xác định
quyền của người dùng cần cộng các số tương ứng lại với nhau. Sau khi thu được
ba giá trị số (cho chủ sở hữu, nhóm sở hữu và những người dùng còn lại), chúng
ta đưa ba số này vào dùng làm tham số cho lệnh chmod. Chúng ta cần đặt ba số
này phía sau tên lệnh và phía trước tham số thứ hai (tên tập tin). Ví dụ, nếu cần
cho chủ sở hữu mọi quyền (4+2+1=7), cho nhóm sở hữu quyền đọc và ghi (4+2=6)
và những người dùng còn lại quyền gọi (1=1), thì dùng lệnh sau:
[user]$ chmod 761 tên_tập_tin