TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 518

được nói tự do, theo chế độ tự do ngôn luận dưới thời Pháp lúc đó, ở Nam
kỳ cũng như ở Huế và Hà Nội, không bị bắt buộc phải soạn bài đưa kiểm
duyệt trước.
Vì bận ghé Quảng Ngãi, Qui Nhơn, nên Tuấn đến Saigon hơi trễ, chỉ 12
tiếng đồng hồ trước giờ đã ấn định và do hội trưởng SAMIPIC đã thông
báo cha các nhật báo Saigon.
Xuống ga xe lửa Saigon lúc 7 giờ sáng, Tuấn gọi một chiếc xe “ kéo “ chạy
đến trường Victor Hugo ở cuối dãy nhà đường Farinolle, bên hông vườn “
Bờ Rô “. Người kéo xe đòi 1 tiền xu (Xe kéo là loại xe cyclo đạp hiện nay,
nhưng gọng dài, và do một người kéo, gọi là “ cu li xe “. Xe kéo tiếng Pháp
gọi là “ pousse – pousse “)
1 xu là 5 đồng tiền điếu, 1 tiền xu là 10 đồng tiền điếu, tức là 2 xu. Tiền
điếu là đơn vị tiền tê nhỏ nhất còn thông dụng trong giới bình dân Nam kỳ
lúc bấy giờ. Nhưng dần dần người ta không xài nó nữa, cho đến năm 1939
– 40 thì nó biến hẳn trên thị trường Saigon. Ðồng tiền điếu là 1 đồng tiền
bằng kẽm, bề kính hai phân rưỡi, giữa đục thủng thành hình vuông mỗi bề
6 ly, chung quanh khắc niên hiệu các vị vua An nam, thông dụng nhất là
tiền Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh.
Bốn chữ Hán khắc chung quanh lỗ vuông như sau đây :
Minh Mạng thông bửu
hoặc
Tự Ðức thông bửu
Ðồng Khánh thông bửu,v.v…
Tuấn rất ngạc nhiên là năm 1937 kinh đô Saigon của Pháp vẫn còn dùng
đồng tiền điếu của Vua An nam là loại tiền mà Tuấn chỉ thấy lưu hành riêng
ở Trung kỳ mà thôi. Giá trị của nó là : 1 đồng tiền điếu bằng 5 đồng bạc
1970.
Vừa đến nơi, Trần Quốc Bửu mừng rỡ nắm tay Tuấn và chỉ cho Tuấn xem
một tin ngắn đăng trong báo Công Luận nơi trang nhất, báo cáo cho công
chúng biết 9 giờ tối hôm đó “ông Trần Tuấn, chủ bút báo Phụ nữ Hà Nội,
sẽ diễn thuyết tại hội quán SAMIPIC. đại lộ Galléni, Saigon về đề tài “ Phụ
Nữ Hà Nội - Huế - Saigon“.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.