Nguyễn Vỹ
Tuấn, chàng trai đất Việt
Chương 30
1925
- Cụ Phan Bội Châu bị bắt giam ở ngục Hoả-Lò , Hà nội , và bài thơ của
cụ Phan Chu Trinh làm xáo độngtinh thần Nam-Nữ học sinh toàn quốc.
- Đổng-sĩ-Bình , một ông Phán Toà , làm cách mạng.
- Thư cách mạng trao đổi giữa học sinh các trường
- Điện tín của học sinh các trường gửi Toàn Quyền Varenne xin ân xá cụ
Phan.
- "Hiệp -định 1925 " giữa Pháp và Triều Đình Huế
- Quyển "Đông Dương Hôm Qua và Hôm Nay " phát không cho học sinh
Trung-Nam-Bắc.
Toàn thể thanh niên trong nước, đến năm 1924, đang sống cuộc đời học
sinh yên tỉnh , vô tư, chỉ lo ăn học, và vui chơi trong ngày Chủ nhật với
những cuộc giải trí thông thường. Kẻ rủ nhau đi dạo về quê bằng xe đạp ,
người ở lại thành phố thì đá banh , tụ họp bạn bè trò chuyện , đi tắm sông ,
giặt áo quần , đi xem các thắng cảnh , viết thư về xin tiền cha mẹ v.v…
Hâù hết tất cả học trò sau ba tháng nghỉ hè , đều được lên lớp . Năm này
Tuấn lên Ðệ Nhị Niên và đã thấy mình thành một học trò lớn , đã học được
nhiều môn Giáo Khoa mới , hấp thụ được khá nhiều những tinh hoa văn
học Âu tây. Học sinh đa số đều quen nói tiếng Pháp , vì bắt buộc phải nói
tiếng Pháp với giáo sư Pháp , cả với giáo sư An nam , vì tất cả các môn học
đều bằng tiếng Pháp chỉ trừ mỗi tuần 2 giờ Việt-văn , môn này được coi
chính thức trong chương trình là “ Quốc văn “.
Ngoài học đường , tình trạng chung của xã hội An nam ở Bắc kỳ cũng như
ở Trung kỳ và đời sống hàng ngày dưới chế độ của người Pháp , đã thành ra
một sự kiện hiển nhiên , đã được chịu đựng một cách thụ động êm thắm .
Không có sự chống đối Nhà nước Bảo Hộ . Ở Nam kỳ , giai cấp gọi là
thượng lưu trí thức và tư bản ở Saigon và Lục tỉnh , hầu hết đều nhập tịch
dân Pháp , sống theo phong tục của Pháp , tiếp xúc thường xuyên với các