Đại học sĩ Lương Trữ quỳ bên ngoài hành cung, tay dâng tấu chương,
vừa khóc vừa kêu hơn mấy canh giờ, Chính Đức đế bấy giờ mới phái thái
giám ra thu tấu chương, hắn vẫn quỳ cho đến Chính Đức truyền dụ hồi
kinh, Lương Trữ bấy giờ mới đứng dậy. Nhưng Võ Tông vẫn kéo dài rất
nhiều ngày, cho đến nghe nói kinh thành có biến động khác thường, hắn
mới khởi giá về phía bắc.
Trên đường đi Giang Bân và Tiền Ninh bới móc lẫn nhau, đều nói đối
phương có lòng làm phản nhận hối lộ của Ninh Vương, Chính Đức nghe
đến nửa tin nửa ngờ. Thuyền rồng tới Qua Châu, Chính Đức đến nhà riêng
đại học sĩ Dương Nhất Thanh, uống rượu làm thơ, nhớ lại tình cảnh ân cần
dạy bảo khi Dương Nhất Thanh làm thái phó của thái tử vào những năm ấu
thơ, lại nhớ Trương Nhất Thanh đã từng hiến kế cho Trương Vĩnh tru sát
nghịch thần Lưu Cẩn, nghĩ lại bây giờ bên cạnh không có một người có thể
hoàn toàn tín nhiệm, lão cho tả hữu lui xuống, thỉnh giáo lão sư như thế nào
phân biệt trung gian.
thầy dạy thái tử
Dương Nhất Thanh cười khẽ nói:
- Bệ hạ, phân biệt trung gian từ xưa đã có. Cái gọi là trung và gian bất
quá là cách nhìn trong lòng mỗi người mà thôi, đại gian như trung, đại
trung như gian, các thần tử bới móc lẫn nhau, lại há có thể cảm động quan
niệm trung gian ở trong lòng bệ hạ? Với thần mà nói, thay hoàng thượng lo
nghĩ, thay Đại Minh lo nghĩ thật nhiều chính là trung thần. Cả ngày xúi
giục bệ hạ đi chơi khắp nơi, không để ý tới chính vụ liền là gian thần. Bệ hạ
là bệ hạ của người trong thiên hạ, thần dân trong thiên hạ vì bệ hạ tận trung,
điện hạ cũng nên tận hết trách nhiệm đối với thiên hạ thần dân, ai trung ai
gian vừa nhìn là hiểu. Lão thần chính là lý giải như vậy, bệ hạ hiểu chưa?
Nếu trước khi Lưu Cẩn đền tội nghe được những lời này, Chính Đức tất
nhiên nổi giận, nhưng Chính Đức của bây giờ đã hơn ba mươi tuổi, đã trải