TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 1 - Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn-tắt,

hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ.

Không những anh em thanh-niên học-sinh, ngay người lớn chúng ta,

nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý-nghĩa một vài câu tục-ngữ.

Vốn yêu-chuộng quốc-văn, quốc-học, chúng tôi chú-trọng đến tục ngữ

Việt-Nam đã từ lâu.

Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt-báo, Việt-

Cường ngoài Bắc, Công-Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải-thích ý-nghĩa
một số tục-ngữ.

Rồi sau, trải qua nhiều địa-phương, xúc-tiếp với nhiều nghề-nghiệp,

những điều tai nghe mắt thấy cùng những kinh-nghiệm bản thân đã giúp
chúng tôi hiểu thêm một số tục-ngữ cần phải giải-thích.

Nay nhân thấy câu tục-ngữ « Ăn vóc học hay » đầu bài luận thi Sơ-

học vừa qua, đã làm nhiều thí-sinh phải cắn bút, chúng tôi liền nẩy ra cái
ý-định đem cái kết-quả sưu-tầm, nghiên-cứu tục-ngữ, trong mấy năm nay
cống-hiến anh em thanh-niên và các nhà trí-thức, các bậc giáo-sư, dùng
làm tài-liệu tham-khảo trong cái giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp
ích một phần nào cho việc học quốc-văn chăng ?

Dĩ-nhiên là sách này chỉ giải-thích sơ-lược đại-ý mà thôi, không đi

sâu vào lai-lịch hay điển-cố các tục-ngữ.

Và cũng không phải là giải-thích hết thẩy các tục-ngữ Việt-nam, mà

chỉ giải nghĩa những câu cần phải giải nghĩa, và tác-giả đã tìm thấy nghĩa.

Những điều tai nghe mắt thấy, những kinh-nghiệm, hiểu biết của một

người, dù sao cũng chưa thể đầy đủ được. Những khuyết-điểm sai lầm
trong sách, nếu có, chúng tôi mong được các bậc cao-minh sẵn lòng chỉ-
giáo cho.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.