ngàn dặm xa xôi, dù thế đạo vẫn thái bình, nhưng ai cũng không dám nói
liệu có xui xẻo gặp phải mấy tên cướp liều mạng cướp tiền hay không? Mọi
người cùng đi trên đường có thể chiếu ứng cho nhau, hơn nữa đều là đồng
hương, giúp đỡ nhau cũng là chuyện có thể tin tưởng được.
Trong tay mỗi người bọn họ đều mang theo một cây côn dài khoảng năm
sáu xích, trò chuyện với nhau trên đường. Gọi là côn dài chẳng qua là để dễ
nghe hơn mà thôi, kỳ thực chỉ là một cây gỗ dài khoảng hơn một mễ (mét).
Vào thời kỳ Đại Tùy Khai Hoàng, Cao Tổ Văn Hoàng đế hạ chỉ tịch thu
binh khí thiên hạ. Người dân bình thường không được phép cất giấu mang
theo vũ khí sắc bén, nhưng côn gỗ thì lại không thuộc phạm trù binh khí.
(chú ý 2)
- Ngô Tam ca, hôm nay chúng ta đi nhiều hơn một chút, chờ tới thôn
Ngưu Đầu mới tìm nơi ngủ trọ nhé?
Một thanh niên khoảng chừng mười mấy tuổi, lấy tay áo quệt mũi hỏi
người đàn ông to khỏe đi đầu tiên. Y tên là Lý Tam Phúc, tên tự Tục Khí,
cũng không có tên chữ, nông dân không coi trọng nhiều như vậy. Tiểu tử
Hứa gia đi bên cạnh luôn chê cười tên của y bất nhã. Kỳ thực tên gọi của
thằng nhãi đó cũng có nhã nhặn chút nào đâu chứ? Y tên là Lý Tam Phúc,
còn gã bẩn thỉu đó tên gọi Hứa Tam Đa, tự Vượng Tài.
Sau khi hỏi xong, y theo bản năng giật giật chiếc bao nặng trịch trên
lưng, cảm thấy tiền vẫn còn, trong lòng kiên định hơn. Những người này xa
nhà lâu như vậy, sống chết lao động ở trong lòng sông, đều vì kiếm những
đồng tiền đó để cuộc sống ngày sau được thoải mái hơn.
Người đàn ông khỏe mạnh kia tên là Ngô Lai Lộc, ở nhà là con thứ ba,
là người cầm đầu đám người của Phương Thành ra ngoài làm việc. Trên y
còn có hai ca ca đoản mệnh nữa, đều không sống nổi qua ba tháng. Kỳ thực,
y là lão đại trong nhà.