Lộc Sơn ngụy phong giết sạch, cùng với binh Phiên hàng mấy nghìn người,
tôn Nhan Chân Khanh lên làm minh chủ. Chân Khanh lên làm minh chủ,
liền sai bản châu tưPháp binh mã do Lý Bình cầm biểu văn, cùng với tờ
hịch của Lộc Sơn, theo đường tắt về Trường An dâng lên Huyền Tông.
Lúc Lộc Sơn mới khởi loạn, Hà Bắc chấn động, nhưng chẳng một ai dám
chống cự. Huyền Tông nghe tin, thở dài mà than:
- Cả hai mươi tư quận mà không một kẻ nghĩa sĩ nào cả sao?
Đến khi Lý Bình dâng biểu về, Huyền Tông cả mừng:
- Trẫm không biết Nhan Chân Khanh làm công trạng gì, nhưng lẽ nên như
thế.
Liền ban ngay chiếu chỉ, phong Nhan Chân Khanh làm Thái phòng sứ Hà
Bắc, nhận chức ngay ở nơi đang làm việc, kiêm chủ quản luôn các việc
khác ở Bình Nguyên, cho miễn việc về kinh ra mắt thiên tử tạ ơn nhận
chức.
Về sau trung thần nhà Táng Văn Thiên Tường (1), đi qua Bình Nguyên, có
bài thơ vịnh sau đây:
1 Văn Thiên Tường (1236-1282): anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn cuối Tống.
Người Giang Tây, 20 tuổi đỗ đầu bảng tiến sĩ (hoàng giáp của Việt Nam),
làm đến hữu thừa tướng. Kiên quyết chống Nguyên, bị giặc bắt, ung dung
chịu hành hình ở Yên Kinh (tức Bắc Kinh nay) sau ba năm giam giữ. (Tống
thi nhất bách thủ).
Nhan Chân Khanh thái thú Bình Nguyên
Vua ở kinh đô không biết tên
Trống trận Ngư Dương ầm ầm nổi
Suốt dọc sông không một thành bền
Anh em họ Nhan vung gươm lên
Hai mươi bảy quận cùng kết liên
Lũ giặc hãi kinh không dám tiến