LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Giải thưởng Văn chương Nobel 1968 được trao cho Yasunari Kawabata;
một tiểu thuyết gia nổi tiếng Nhật Bản. Kawabata sinh ở Osaka năm 1899.
Hồi còn nhỏ, ông ta nuôi mộng làm họa sĩ - một cái mộng còn phảng phất
trong các tiểu thuyết của ông ngày nay, nhưng từ khi còn học trung học,
truyện ngắn của ông đã được đăng báo và nổi tiếng, vì vậy ông đã quyết
định trở nên văn sĩ,
Ông tốt nghiệp Đại Học Hoàng gia Đông Kinh năm 1924, một trong
những tiểu thuyết nổi tiếng của ông là “Tuyết Quốc” được phố biến rộng
rãi bằng ngoại ngữ.
Ông cũng là một nhà phê bình văn học nổi tiếng và đã khám phá ra được
những nhà văn trẻ có tài như Yukio Mishima chẳng hạn. Năm 1948 ông
được bầu làm chủ tịch Văn Bút (PEN) Nhật Bản. Hiện ông sống ở
Kamakura.
Bài diễn văn ‘Đất Phù Tang, Cái Đẹp và Tôi” mà Lá Bồi hân hạnh trình
bày hôm nay đã được đọc trước Hàn Lâm Viện Hoàng gia Thụy Điển sau
ngày ông lãnh giải thưởng Văn Chương Nobel từ tay quốc vương Thụy
Điển. Lá Bối trình bày bài này vì đó là một tài liệu rất quan trọng, nói lên
được cả bối cảnh của nền văn học nghệ thuật Đông Phương trong đó tinh
thần đạo học nhất là Thiền học đóng một vai trò quan trọng. Những điều
của Kawabata trình bày sau đây quả là cần thiết để có thể hiểu được đặc
tính của thi ca hội họa và các ngành văn nghệ khác ở những nước Á Đông
được thấm nhuần thiền học như Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Chắc
hẳn đọc Kawabata trong bài diễn văn này; độc giả có thể cảm thấy mình
quen thuộc hơn với nền văn học nghệ thuật Lý Trần của xứ sở. Nếp sống
tâm linh của Thiền hướng dẫn và nuôi dưỡng nghệ thuật, sự thực đó hiển
nhiên không phải chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Việt Nam và Trung Hoa.