nghỉ ngơi do cái mệt của lười biếng gây ra, thỉnh thoảng chú đi chăn cừu
cùng cô và bảo cô: "Tôi chỉ làm để hưởng được cái thú nghỉ ngơi thôi. Nếu
không sẽ không tận hưởng được cái thú đó!"
Cô Tơrinô đẫy đà cũng lười biếng không kém gì chồng. "Anh Hanh yêu
quý của em ơi, - một hôm cô bảo anh, - tại sao chúng ta phải sống cơ cực
khi không cần thiết, để phí hoài ngày xanh? Hai con dê của chúng mình
sáng nào cũng kêu be be đánh thức chúng mình dậy giữa lúc đang ngủ
ngon. Tại sao chúng mình không đổi cho bác hàng xóm lấy một đõ ong?
Chúng mình sẽ chỉ việc đặt đõ ong ở đằng sau nhà, ở một góc có nắng và
không còn mất công chăm sóc gì nữa. Không cần phải canh ong, hoặc dẫn
chúng ra đồng. Ong tự bay đi, tự tìm đường về nhà và tự làm ra mật mà ta
không cần phải bận tâm đến".
" đúng là một người đàn bà thông minh, - Hanh nói - Chúng ta sẽ thực
hiện ý đó tức thì. Cũng phải nói thêm là mật ong ngon hơn và bổ hơn sữa
dê, lại để được lâu hơn".
Bác hàng xóm bằng lòng đổi đõ ong lấy hai con dê. Không mệt mỏi,
ong bay đi bay lại, từ sáng đến tối làm đầy đõ mật ngon. Khi mùa thu hái
đến, Hanh thu hoạch được một vò mật đầy. Hai vợ chồng đặt vò mật lên cái
giá ở đầu giường. Như vậy, là có thể với được gậy để đuổi những khách
không mời mà đến, mà không phải nhổm dậy. Chú Hanh lười biếng không
ra khỏi giường trước lúc giữa trưa. "Kẻ nào dậy sớm, - chú tự nhủ, - là
phung phí của cải".
Một buổi sáng, mà chú Hanh vẫn còn nằm ườn trong chăn để cho đỡ
mệt vì ngủ. Chú bảo vợ: "Trước khi em ăn hết mật, tốt nhất là ta đem mật
đổi lấy một con ngỗng mẹ với một con ngỗng con". Tơrinô cãi ngay lại:
"Nhưng phải đợi đến lúc nào ta có đứa con để nó chăn ngỗng rồi hãy đổi.
Tôi là tôi không chịu chăn ngỗng cho mệt và mất sức, khi không cần thiết".
"Em tưởng là con nó sẽ chăn ngỗng à? - Hanh nói - Thời buổi này, trẻ
con không vâng lời nữa đâu. Chúng chỉ làm theo ý chúng vì chúng cho là
chúng khôn hơn bố mẹ. Ấy cứ y như là cái thằng đầy tớ nọ phải tìm bò mà
lại chạy theo ba con sáo".