nhiên đi lại trước mắt chúng mày . Chúng mày mù hết cả rồi phải không ?
Rồi Amoux đưa địa chỉ và bố trí nhân viên về làng Năng Tình . Lực
lượng tiến công chủ yếu là mật thám Hà Nội . Nhân viên mật thám Nam
Định chỉ theo tăng cường mà thôi .
Sáng hôm sau , Ký Con thức dậy từ giã gia chủ và khăn gói ra đi .
Nhưng vừa mới đẩy cửa ra , đã thấy cả một rừng mật thám Tây và ta vây
chặt quanh nhà , súng ống loảng xoảng , vừa xông vào vừa quát tháo ầm ĩ .
Chúng đập bá súng vào đầu vào bụng Ký Con liên tiếp rồi còng tay anh đẩy
lên xe . Gia chủ chứa Ký Con cũng bị đánh nhừ tử tại chỗ rồi đưa về sở mật
thám Nam Định để khai thác thêm . Hôm ấy là mùng 8 tháng 5 , 1930 .
Trước khi đưa Ký Con về tổng nha ở Hà Nội . Amoux tập họp nhân viên
mật thám Nam Định một lần nữa và nặng lời xỉ vả những kẻ tắc trách . Mấy
gã trưởng toán người Việt , bị Amox lôi ra , tát mỗi đứa một cái tát tay nảy
đom đóm mắt ! Tất cả đều chỉ biết cúi đầu nhận lỗi !
Bản tin bắt được Ký Con được sở mật thám Hà Nội loan đi rất nhanh
như một chiến thắng lớn . Chẳng những đám ký giả Pháp đang có mặt tại
Hà Nội tò mò muốn đến nhìn mặt và phỏng vấn , mà ngay cả những kiều
dân thường , không dính dáng gì đến chính quyền bảo hộ , cũng hiếu kỳ đòi
vào gặp Ký Con , giống như họ đòi gặp Nguyễn Thái Học trước đây . Danh
tiếng Ký Con lan truyền hai năm nay vì những hành động xuất quỉ nhập
thần của trưởng ban ám sát , chuyên thi hành bản án của tòa án cách mạng .
Anh lại được nhiều người thiêu dệt thêm cho anh trở thành huyền thoại .
Đến khi họ gặp thì họ càng sửng sốt vì Ký Con chỉ là một cậu thanh niên
thư sinh hiền hòa , dáng người vốn nhỏ bé lại càng gầy guộc vì trốn tránh
mấy tháng nay .
Gặp Ký Con trong văn phòng Amoux , nhà báo Louis Roubaud nêu
nhận xét :